“Viện Hiến pháp (thuộc tòa án) sẽ bảo đảm các quyền của quốc hội được thực hiện bởi viện này hoặc một cơ quan khác do viện chỉ định để bảo đảm nền pháp trị” - phán quyết của Tòa án Tối cao Venezuela nêu rõ. Phán quyết còn khẳng định sẽ cho phép Tổng thống Nicolas Maduro thành lập các liên doanh dầu mỏ mà không cần thông qua quốc hội. Theo báo The Financial Times (Anh), hoạt động sản xuất dầu của Venezuela tiếp tục sụt giảm giữa lúc giá dầu xuống thấp, khiến nước này đứng bên bờ vực phá sản với khoản nợ quốc tế gần 100 tỉ USD.
Phe đối lập xô xát với vệ binh quốc gia bên ngoài Tòa án Tối cao Venezuela hôm 30-3 Ảnh: REUTERS
Diễn biến trên giúp ông Maduro củng cố quyền lực sau hơn 1 năm vướng vào cuộc đối đầu với phe đối lập trung hữu. Các đối thủ của ông Maduro lập tức lên án phán quyết trên là hành vi chiếm đoạt quyền bất hợp pháp, thậm chí gọi đây là đảo chính. Một số thủ lĩnh đối lập kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối sớm nhất là trong ngày 1-4. Chính phủ nhiều nước trong khu vực như Brazil, Mexico, Argentina, Peru, Chile… gọi những gì xảy ra là mối đe dọa đối với nền dân chủ ở Venezuela. Peru đã triệu đại sứ về nước để phản đối. Trái lại, Bolivia - do phe cánh tả cầm quyền - lại ủng hộ ông Maduro. Tổng Thư ký Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS) Luis Almagro đã kêu gọi một cuộc họp khẩn để bàn về vụ việc.
Lục San
Đăng nhận xét