tháng 5 2017


Hòn đảo kỳ lạ, chỉ đón tiếp đàn ông, cấm tiệt phụ nữ - Ảnh 1.

Hòn đảo Okinoshima được coi là một địa điểm linh thiêng và chỉ chào đón đàn ông.

Theo các nhà sử học, quy định cấm phụ nữ được ban hành xuất phát từ truyền thuyết cho rằng, phụ nữ bị hóa thành đá, nếu họ tới gần ngôi đền Okitsu-gū được xây dựng từ thế kỷ thứ 17 ở phía tây nam của hòn đảo Okinoshima.

Ngay cả đàn ông được phép đến khu vực linh thiêng của ngôi đền Okitsu-gū, họ phải cởi bỏ hết quần áo và tắm rửa sạch sẽ theo nghi thức tôn giáo của Thần đạo (Shinto) ở đây. Họ cũng được khuyến cáo không mang quà lưu niệm hay kể với mọi người về vùng đất linh thiêng này khi trở về đất liền.

Hiện tại, Okinoshima chỉ có một người sinh sống. Người này được thuê để bảo vệ ngôi đền Okitsu-gū. Mặc dù vậy, nơi đây có thể sớm trở thành địa điểm du lịch sau khi nó được đề xuất đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

 
Hòn đảo kỳ lạ, chỉ đón tiếp đàn ông, cấm tiệt phụ nữ - Ảnh 2.

Hiện tại, hòn đảo Okinoshima chỉ có một người sinh sống.

Đề xuất của Nhật Bản vẫn đang được UNESCO xem xét và nếu thành công, ngôi đền Okitsu-gū và hòn đảo Okinoshima có thể đón rất nhiều du khách và thu hút sự chú ý của truyền thông.

Một số công ty du lịch nước ngoài đã chuẩn bị lên kế hoạch cho các tour khám phá bao gồm cả phụ nữ tới hòn đảo Okinoshima.

Mặc dù vậy, người đứng đầu Thần đạo Nhật Bản Takayuki Ashizu nói rằng: "Ngôi đền Okitsu-gū sẽ vĩnh viễn không mở cửa cho công chúng. Mọi người không nên tới đây chỉ vì tò mò".

Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về Quyết toán Ngân sách năm 2015, nhiều tồn tại, hạn chế trong kế hoạch vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) được đưa ra. Cụ thể, công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tại Bộ KH-ĐT còn chậm và giao nhiều lần (11 lần), trong đó có 10 lần giao sau ngày 31-12-2014, không đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. KTNN yêu cầu Bộ KH-ĐT kiểm điểm và xử lý trách nhiệm cá nhân có liên quan vụ việc tự ý bố trí kế hoạch vốn cho 18 dự án không có cơ sở.

Trước thông tin trên, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu đã phản bác lại quan điểm của KTNN và khẳng định: Bộ KH-ĐT không tự ý đề xuất và không sai trong việc phân bổ vốn năm 2015.

Liên quan đến sự việc, sáng nay 1-6, bên hành lang Quốc hội, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Tổng Kiểm toán Nhà nước phản pháo lại Bộ KH-ĐT - Ảnh 1.

Tổng KTNN Hồ Đức Phớc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng ngày 1-6

- Phóng viên: Nhiều cơ quan nói không được trao đổi lại về kết quả kiểm toán như ý kiến của Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Y tế… KTNN đã trao đổi chưa?

+ Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Trong quá trình thực hiện kiểm toán thì KTNN thực hiện theo đúng quy định của kiểm toán. Họ nói như thế chứng tỏ họ không trung thực, thiếu trách nhiệm vì KTNN làm có sự trao đổi, biên bản kiểm toán phải có sự chứng kiến của đơn vị được kiểm toán; có văn bản yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình các vấn đề mà KTNN yêu cầu. Sau đó, KTNN mới tiến hành lên dự thảo để báo cáo. Tiếp đến, qua tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán, hội đồng cấp vụ duyệt, đại diện tổng KTNN mới duyệt lại, đưa ra những vấn đề bằng chứng, những kết luận này có bằng chứng không, văn bản biên bản làm việc ra sao, chứng từ thế nào… Bởi vậy, những người nói như thế chứng tỏ một là họ không trực tiếp, hai là họ thiếu trách nhiệm.

- Những kết quả kiểm toán thể hiện trong giấy trắng mực đen như vậy là trung thực, chính xác?

+ Và nó phải có bằng chứng kèm theo. Luật Kiểm toán quy định, nếu các đơn vị được kiểm toán không đồng tình có thể kiện ra tòa. Phía KTNN bao giờ cũng đề nghị đơn vị được kiểm toán báo cáo giải trình và mình đi đến tận cùng gốc rễ của sự việc, giải trình như thế nào, có đúng luật hay không, đưa ra bằng chứng và có tranh luận với nhau và KTNN chịu trách nhiệm về kết luận của mình. Đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại, thậm chí có quyền kiện ra tòa.

- Bộ KH-ĐT nói trao đổi rất nhiều lần, không đồng tình quan điểm của KTNN nhưng cuối cùng kết luận vẫn đưa ra?

+ Việc phản ứng của Bộ KH-ĐT tôi cho là không đúng. Bởi vì chúng tôi mới chỉ nói đến chuyện thủ tục sai chứ chưa nói đến vấn đề trách nhiệm về thất thoát lãng phí. Ví dụ, họ phản ứng là 18 dự án KTNN kết luận không đúng mà họ bố trí vốn theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thì KTNN yêu cầu nếu theo chỉ đạo thì văn bản nào, công văn nào, thông báo làm việc nào... nhưng họ không có. Như vậy, rõ ràng họ làm việc không đúng còn gì nữa?

Hai nữa, họ nói việc phân bổ 11 lần vì do Luật Đầu tư công. Họ chủ trì soạn thảo luật này, mà theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Luật ngân sách, Luật Đầu tư công thì phải phân bổ trước ngày 31-12, nhưng họ phân bổ đến 11 lần, mà chỉ 1 lần trước ngày 31-12 thì 10 lần sau là sai.

- Đã bao giờ KTNN sai và phải sửa kết luận kiểm toán chưa?

+ Chúng tôi thì rất ít. Từ khi tôi làm Tổng KTNN đến giờ chưa thấy trường hợp này.

- Bộ KH-ĐT muốn gửi đơn lên Quốc hội để can thiệp việc này. Phía KTNN có nhận được văn bản phản ứng từ họ không?

+ Họ gửi là quyền của họ. Điều quan trọng là kết luận của KTNN phải có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu sai thì phải sửa, mới trung thực, còn nếu cần, kiểm toán có thể tổ chức họp báo đưa ra những bằng chứng. Mà chắc chắn họ nói như vậy thì phải thực hiện tuân theo luật pháp, chúng tôi kiên định với kết luận của mình. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước Quốc hội khi báo cáo ra Quốc hội.

Hiện Bộ KH-ĐT không có công văn chính thức gửi chúng tôi. Bộ này chỉ trước sức ép của dư luận mới mời báo chí nói chuyện đó.

Ph.Nhung - V.Duẩn

Vietjet ký hợp đồng 4,7 tỉ USD trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Vietjet ký hợp đồng mua động cơ máy bay của các tập đoàn Mỹ

Theo đó, ngày 31-5 (giờ địa phương) tại Washington D.C, Mỹ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross, Jr, Công ty CP hàng không Vietjet và Công ty CFM International - một liên doanh giữa GE và Safran đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng.

Hợp đồng này trị giá 3,58 tỉ USD và được thực hiện trong vòng 12 năm.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hãng định hướng sử dụng những dòng máy bay và động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Dòng động cơ theo hợp đồng này giúp tiết kiệm 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo giúp giảm chi phí vận hành, nâng chất lượng chuyến bay của hãng…

Dịp này, Vietjet và Công ty GECAS thuộc tập đoàn General Electric cũng ký bản ghi nhớ hợp đồng cung cấp tài chính thuê mua máy bay trị giá 1 tỉ USD cho 10 máy bay mà Vietjet đặt hàng từ các nhà sản xuất. Ngoài ra, hãng cũng ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 máy bay trị giá 180 triệu USD. Thoả thuận này sẽ giúp đội bay của Vietjet được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

T.Phương

Nhiều văn phòng luật sư (VPLS) tại TP HCM nhận được thông báo của ngân hàng yêu cầu đóng tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tài khoản sang tên cá nhân.

Hoặc lên công ty hoặc mất tài khoản

Luật sư LNP, Trưởng VPLS LNP, cho biết một ngân hàng đã gọi điện thoại cho mình đề nghị chuyển số tài khoản đứng tên VPLS sang đứng tên cá nhân. Lý do là VPLS không có tư cách pháp nhân.

“Tôi thắc mắc chuyển như vậy thì vấn đề thuế giải quyết như thế nào? Ngân hàng nói không quan tâm chuyện thuế của tôi, còn Thông tư 32/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu chuyển thì phải chuyển!” - luật sư P. kể.

Luật sư này cho biết thêm nhân viên ngân hàng hướng dẫn ông hai cách làm. Một là chuyển VPLS lên thành công ty TNHH để có tư cách pháp nhân thì mới mở được tài khoản đứng tên công ty. Hai là phải chuyển tài khoản sang tên cá nhân nếu vẫn muốn giữ hình thức VPLS.

Thế nhưng luật sư này cho hay vẫn muốn giữ hình thức VPLS. Ông thắc mắc: “Tài khoản chuyển sang tên cá nhân thì xuất hóa đơn thế nào, hóa đơn đứng tên ai? Trả chi phí cho VPLS mà chuyển tiền cho tài khoản cá nhân thì… coi sao được!”.

Cùng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Thành Long, VPLS Long Nguyễn, khẳng định sẽ rất kỳ cục nếu để tên tài khoản cá nhân làm tài khoản của VPLS. Bởi danh không chính thì ngôn không thuận, đặc biệt với đối tác nước ngoài.

“Giao dịch với VPLS mà lại yêu cầu thanh toán vào một tài khoản mang tên cá nhân thì họ sẽ cảm giác nghi ngại ngay” - luật sư Long nói.

Nháo nhào vì bị ‘dọa’ đóng tài khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Nhiều văn phòng luật sư, doanh nghiệp tư nhân… lo lắng khi phải xác định tư cách cá nhân hoặc pháp nhân mới được giao dịch ngân hàng, mở tài khoản. Ảnh: Hoàng Giang

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, VPLS Nguyễn Văn Hậu và Cộng sự, cho biết tài khoản mang tên VPLS của ông đã sử dụng ổn định từ rất lâu rồi. Và ông làm thủ tục thuế, bảo hiểm, tiền lương, lao động… đều trên tài khoản này.

Chính vì vậy, ông Hậu thắc mắc: “Bây giờ ngân hàng yêu cầu chuyển sang tên cá nhân thì các thủ tục liên quan thuế, bảo hiểm… sẽ như thế nào? NHNN, cơ quan thuế cần hướng dẫn rõ ràng cho người dân biết rồi mới triển khai áp dụng. Tuy nhiên, tôi cho rằng không nên buộc chuyển tên tài khoản VPLS sang tên cá nhân”.

Trước những thắc mắc trên, đại diện Ngân hàng Eximbank giải thích: Việc thay đổi tên tài khoản là để phù hợp với quy định của Thông tư 32/2016 của NHNN. Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ rằng chủ thể của quan hệ dân sự chỉ gồm pháp nhân và cá nhân. Trên cơ sở Bộ luật Dân sự quy định như vậy, các luật khác cũng phải điều chỉnh theo.

Về việc thay đổi tên tài khoản, nếu trước đây khi doanh nghiệp tư nhân (DNTN) mở tài khoản thì tên tài khoản là DNTN A. Nay vẫn giữ số tài khoản đó nhưng phải mở tài khoản cho cá nhân là ông XYZ, chủ DNTN A.

“Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng có điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán rà soát hồ sơ, hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng tổ chức là pháp nhân được mở trước thời điểm Thông tư 32/2016 có hiệu lực thi hành; thực hiện thay đổi tên chủ tài khoản mà không cần ký lại hợp đồng mở và sử dụng tài khoản, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của chủ tài khoản thanh toán” - đại diện Eximbank lý giải.

“Sai hết cả rồi!”

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, Chủ tịch câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, khẳng định NHNN và các cơ quan chức năng đã làm sai cơ bản khiến mọi thứ “rối loạn lên”.

Ông Đức phân tích: Bản chất Bộ luật Dân sự 2015 không sai khi xác định tư cách cá nhân hoặc pháp nhân mới được giao dịch ngân hàng, mở tài khoản. Nhưng điều này không có nghĩa là bắt buộc các tổ chức không phải pháp nhân phải chuyển hết thành pháp nhân hay chuyển sang tên cá nhân. Nếu bắt chuyển đổi thì sẽ gây náo loạn, ảnh hưởng đến rất nhiều hộ kinh doanh, VPLS, DNTN, các chi nhánh của DN…

“Theo tôi, tên tài khoản giao dịch trước đây thế nào thì cứ giữ nguyên thế đấy. Nhưng khi giao dịch thì chỉ cần xem xét bản chất giao dịch với ngân hàng là giao dịch mang tính cá nhân để xử lý giao dịch cho phù hợp” - ông Đức đề nghị.

Cũng theo ông Đức, chính sự nhầm lẫn, hiểu sai, không phối hợp các bên để giải quyết đã khiến thời gian qua, nhiều ngân hàng tư vấn cho khách hàng giải thể hộ kinh doanh, DNTN, VPLS… để chuyển thành công ty TNHH. Điều này là không cần thiết, gây xáo trộn hoạt động.

Liên hệ với NHNN Chi nhánh TP HCM, một phó giám đốc cơ quan này cho biết Thông tư 32/2016 có yêu cầu chuyển đổi tài khoản của tổ chức không là pháp nhân sang tài khoản cá nhân.

“Tuy nhiên, nếu việc chuyển đổi này có ảnh hưởng đến thủ tục thuế, bảo hiểm, danh xưng… thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và trả lời bằng công văn” - đại diện NHNN Chi nhánh TP HCM cho hay.

Thông tư 32/2016: Phải đổi hoặc đóng tài khoản

Thông tư 32/2016 có hiệu lực từ ngày 1-3-2017. Thông tư này yêu cầu ngân hàng rà soát tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… không có tư cách pháp nhân. Trong vòng ba tháng (tức đến hết tháng 5-2017) phải thông báo cho khách hàng biết về việc chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung.

Trong vòng 12 tháng - đến tháng 3-2018, ngân hàng phải phối hợp với khách hàng để chuyển đổi sang tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản.

Sau tháng 3-2018, ngân hàng thực hiện đóng tài khoản đối với những tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Đối với tài khoản thanh toán được mở trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo tới chủ tài khoản các nội dung về hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

Hộ gia đình cũng gặp khó

Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân. Để thực hiện quy định mới này, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân. Cụ thể, từ ngày 15-3, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Họ chỉ có thể vay vốn với tư cách là DN hoặc cá nhân.

Nhiều ý kiến cho rằng thông tư này có nhiều bất cập, gây khó cho hộ gia đình, tổ hợp tác… trong việc vay vốn.

Theo Quỳnh Như (Pháp luật TP HCM)

Bà con ở đất Phú Riềng Đỏ cũng thân mật gọi ông là ông Hai Rồng từ thiện, vì ai cũng bảo ông giàu nhưng không quên người nghèo.

Một mình đánh cả đại đội địch

Năm 1972, Đỗ Văn Rồng nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và chiến đấu tại chiến trường Thừa Thiên - Huế. Tham gia hàng chục trận đánh, nhưng lão nông Đỗ Văn Rồng không thể nào quên trận đánh sinh tử ngày 10-8-1974. Ông nhớ lại: "Khi đang trực chiến một mình, tôi phát hiện một đại đội địch có sự yểm trợ của xe tăng tiến lên đèo Lai Hy. Tôi báo ngay cho đồng chí Chinh-chính trị viên tiểu đoàn, đồng chí Chinh chỉ đạo một mình cũng đánh trong lúc chờ đồng đội tiếp viện. Nhận được lệnh, cùng với 120 quả cối 82 ly, tôi bắn cấp tập về phía địch khiến đại đội địch tháo chạy, tan rã, đốt cháy 2 xe GMC". Sau trận đánh vang dội đó, Đỗ Văn Rồng được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Đồng đội cũng ca ngợi ông đánh giặc như "rồng phun lửa".

Kháng chiến thắng lợi, đất nước thống nhất, Đỗ Văn Rồng  rời quân ngũ trở về quê hương Thái Bình lập gia đình. Nhưng cái nghèo lại đeo đẳng người cựu binh khi gia đình không có nổi cục đất chọi chim, việc nuôi con phụ thuộc vào việc làm thuê, làm mướn. "Năm 1980, Nhà nước phát động phong trào đi kinh tế mới, tôi bàn với vợ dắt nhau vào Bình Phước lập nghiệp. Vì có đi mới được cấp đất làm ăn, ở nhà làm thuê làm mướn biết khi nào khấm khá" - lão nông Đỗ Văn Rồng nhớ lại.

Tay không dựng nên cơ đồ

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cao su và vườn điều, vừa đi ông Rồng vừa kể: "Khi vào tới đất Phú Riềng Đỏ (nay là huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), gia sản của tôi chỉ có chiếc ba lô con cóc cùng người vợ ốm yếu và hai con nhỏ, lại còn hai mẹ già bên tôi và bên vợ cùng theo. Riêng tôi bị sốt rét triền miên, có những lúc tưởng chừng không vượt qua nổi bạo bệnh và đói nghèo".

Tỉ phú Hai Rồng - Ảnh 1.

Lão nông Hai Rồng (bên phải) cùng cán bộ Hội Nông dân tỉnh Bình Phước thăm vườn cao su mỗi năm cho thu nhập cả tỷ đồng. Ảnh: Hồ Văn

Để có cái ăn, cái mặc, Đỗ Văn Rồng xin vào làm công nhân công ty cao su Đồng Phú và phát triển vườn cây gia đình nhằm lấy ngắn nuôi dài. Dần dần, gia đình tích cóp được đồng vào đồng ra. Năm 1992, giá cao su rớt thê thảm khiến nhiều nông dân bán vườn đổi nghề, đó cũng là lúc Đỗ Văn Rồng quyết định con đường làm giàu. "Nhiều đêm trằn trọc với ý nghĩ cứ sống đời công nhân nghèo biết khi nào khấm khá, phải kiếm kế làm giàu. Những lúc ấy cứ văng vẳng bên tai tôi câu nói của Bác Hồ với bộ đội: Các chú đánh giặc giỏi thì cũng phải biết làm kinh tế giỏi", mệnh lệnh trái tim đó thúc ép tôi phải làm giàu bằng chính nghề nông của mình. Thế là Đỗ Văn Rồng quyết định mua đất trồng cao su trong thời điểm giá cao su đang xuống dốc. "Khi thấy tôi chở phân bón vào vườn để trồng cao su, nhiều người cho rằng tôi khùng hay sao mà đi trồng cao su thời điểm rớt giá. Mặc kệ lời ong tiếng ve, tôi cứ bỏ ngoài tai, kiên trì làm vườn, chăm cây. Phẩm chất người lính cụ Hồ đã rèn cho tôi tính kiên trì sẽ có thành công, nhờ vậy mà vườn cao su của tôi rất tốt, cây sống trên 90%" - ông Rồng tâm sự.

Rồi thành công cũng đến, từ năm 1998 - 2000 giá cao su liên tục tăng vọt cũng là lúc vườn cao su của ông Rồng vào tuổi thu hoạch. Những năm ấy, theo ông Rồng, vườn cao su mang lại lợi nhuận cho gia đình 4 tỷ đồng/năm. Đó cũng là lúc những nông dân bán vườn cao su chuyển nghề mới vỡ lẽ: "Lão Rồng đâu có khùng, lão giỏi hơn người đấy. Mua cao su rớt giá chờ thời, giờ đã thành đại gia rồi, khùng như lão thì... ai cũng muốn khùng".

Phất lên nhờ  cao su tăng giá, lão nông Rồng lại tiếp tục mở rộng vườn cao su. Đến nay, trong tay ông đã có 14ha cao su đang vào tuổi thu hoạch. Ngoài ra, ông còn mua thêm đất, mở rộng trồng thêm 2ha vườn điều, mỗi mùa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tính cả vườn cao su và vườn điều, dù đang rớt giá, mỗi năm vẫn mang lại cho gia đình ông Rồng thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Theo anh Lê Lý Tưởng - Trưởng ban kinh tế Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, vườn điều nhà ông Rồng chưa bao giờ lỗ, kể cả thời điểm rớt giá vừa qua vẫn bán được 40.000-42.000 đồng/kg. Hỏi về bí quyết này, ông Rồng cho hay, muốn điều không rớt giá phải bón thúc để điều ra trái trước vụ khoảng một tháng. "Thường thì người ta dùng phân bón lá xịt lên cây để kích thích tăng trưởng, riêng tôi thì xịt thẳng vào gốc điều, làm như vậy cây tăng trưởng nhanh và cho trái sớm trước vụ. Khi cây điều của người ta đang kết trái thì vườn điều của tôi đã thu hoạch nên bán được giá" - ông Rồng chia sẻ. Cũng theo anh Tưởng, vườn cao su và điều của ông Rồng còn tạo việc làm cho hàng chục công nhân với thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng. "Tôi đang tính trồng xen canh thêm chuối, mít và các cây ăn quả khác. Mở rộng vườn rau sạch, nuôi thêm đàn gà, đàn lợn… để tự cung cấp thực phẩm cho gia đình và nuôi công nhân mà không để vợ nhọc công đi chợ" - lão nông Rồng nói.

Hết lòng với bà con nghèo

Không chỉ là gương sáng trong lao động sản xuất, lão nông Rồng còn là một người sống đầy tình nghĩa khiến bà con xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú  gọi ông bằng cái tên trìu mến "ông Hai Rồng từ thiện".

Năm 1994, dù chưa giàu nhưng ông đã cưu mang một gia đình đồng đội khó khăn vào Đồng Xoài lập nghiệp khi cho đất xây nhà, cho vườn, cung cấp cây và con giống đề làm ăn. Ông còn tạo điều kiện cho 20 hộ đồng bào Stiêng vào vườn cao su của gia đình tận thu mủ chén, mủ dây… có thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông Rồng cũng từng nhận nuôi một trẻ tật nguyền, mồ côi của đồng bào Stiêng, ủng hộ sách vở cho con em nghèo; tham gia đóng góp tiền xây dựng nhà tình thương, nhà nghĩa tình đồng đội ở thôn, xã… Ông Hai Rồng còn tích cực tham gia công tác xã hội, đoàn thể tại địa phương một cách tự nguyện đầy tích cực.

Với gương sáng vươn lên trong lao động sản xuất, hơn 10 năm liền lão nông Đỗ Văn Rồng đã được công nhận là Nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương.

Cái tên Rồng của ông cũng là kỷ niệm đáng nhớ. Mẹ ông nghèo nên mang thai ông cận ngày sinh vẫn phải ra đồng đến nỗi đẻ rớt xuống ruộng nước, vậy mà ông sống. Từ đó, cha ông đặt tên ông là Rồng ví như ông vừa sinh ra đã vũng vẫy như rồng trong nước. Cũng nhờ sức mạnh như "rồng" mà ông đã vượt qua biết bao khó khăn, vươn lên làm giàu. Dù nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông chia sẻ "vẫn là một lão nông khỏe như rồng, không hề nghĩ đến chuyện dưỡng già, còn sức là còn "chiến đấu".

Theo Hồ Văn (Báo Dân Việt)

Đây là kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra trong hội thảo "Tăng cường trao đổi nhân lực Việt Nam – Nhật Bản" thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng được tổ chức mới đây.

"Ế việc" do đòi hỏi quá cao

Theo Ngài Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, số lượng thực tập sinh (TTS) Việt Nam được phái cử sang Nhật Bản trong thời gian gần đây đã tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính riêng năm 2016, lượng TTS Việt Nam được cử sang Nhật  đã lên tới 40.000 người, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản tính đến cuối năm 2016 ước đạt trên 90.000 người. Việt Nam đang vượt qua Trung Quốc, trở thành nước có số thực tập sinh cao nhất tại Nhật Bản.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, nhận định rằng chương trình TTS tại Nhật Bản sẽ đem lại cơ hội lớn cho lao động trẻ; không chỉ giúp các thực tập sinh nâng cao thu nhập mà còn là cơ hội để tiếp xúc với nền công nghiệp tiên tiến, thái độ làm việc khoa học, cần cù, chuyên nghiệp rất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai.

Trong phần trình bày nghiên cứu của VEPR, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR chỉ ra rằng, lượng TTS trở về nước đang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên trình độ, nguyện vọng của thực tập sinh sau khi về nước lại không tương xứng với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại địa phương, gây ra sự khập khiễng về kỹ năng trên thị trường lao động.

Cụ thể, hiện nay có đến 61% TTS sau khi trở về Việt Nam làm những công việc không liên quan đến những việc đã làm ở Nhật Bản. Nhiều người trong số đó thậm chí đi làm những việc như lái xe ôm, thợ xây hoặc quay về nghề cũ sau khi mất hàng trăm triệu sang Nhật làm việc và học tập. Nếu như trước khi sang Nhật, tỷ lệ người thất nghiệp trong số TTS là 5,26% thì sau khi trở về số người thất nghiệp đã tăng lên thành 11,4%.

Vậy câu hỏi đặt ra là nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng TTS Nhật Bản về nước đến đâu? Trả lời vấn đề này, TS Thành lấy ví dụ đơn cử trường hợp của tỉnh Hà Nam, một trong những tỉnh đang thành công trong việc thu hút các dự án và có số lượng TTS sang Nhật Bản khá cao. Dự báo đến năm 2020, Hà Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt về lao động, nếu sự chuyển dịch về lao động không đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp.

Không riêng gì Hà Nam, mà trên các tỉnh thành khác, dù vẫn đang trong cơn "khát" lao động, song các nhà tuyển dụng hiện nay vẫn còn e ngại trong việc tuyển TTS về nước vào làm việc. Lý giải nguyên nhân này, TS Thành cho hay, qua phỏng vấn, làm việc với các chủ doanh nghiệp (DN), phần lớn họ đều cho rằng TTS thường yêu cầu mức lương cao hơn so với trung bình mà DN có thể trả. Mức chênh lệch này khoảng 100 USD/ tháng. Trong khi đó, nguồn lao động trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí này với mức lương thấp hơn. "Nếu như DN không thấy điểm nào đặc biệt, khác so với các ứng viên trong nước từ các thực tập sinh thì họ không có lý do gì để trả một khoản tiền cao hơn", TS Thành chỉ rõ.

Giải bài toán lãng phí lao động thế nào?

Các chuyên gia có mặt trong hội thảo cũng cho rằng, nhiều TTS sang Nhật vẫn chăm chăm tư tưởng làm giàu, kiếm tiền mà chưa chủ động học tập kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ, kỹ năng mềm của người Nhật dẫn đến việc TTS không có gì ngoài vài trăm triệu sau khi về nước.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng có việc làm thu nhập cao là mong muốn của nhiều người. Đối với TTS, để giải bài toán này, họ phải đáp ứng yêu cầu cao về kỹ năng của chủ sử dụng Nhật Bản tại Việt Nam. "Về tiếng Nhật, trong thời gian 3 năm, TTS phải phấn đấu học tập mọi lúc mọi nơi để đạt được trình độ N2. Tôi tin chắc, khi đạt N2, các bạn sẽ nói tốt hơn những sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật ở trong nước bởi lợi thế được giao tiếp hàng ngày, hàng giờ với người bản xứ. Nhiều TTS trở về, đã trở thành giám đốc của công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Tôi nhấn mạnh, người lao động muốn có việc làm với thu nhập cao thì phải ý thức phấn đấu trang bị kiến thức cho mình", ông Trào khuyến cáo.

Thực tập sinh về nước... chạy xe ôm, làm thợ xây - Ảnh 1.

Ngoài ra Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cũng cho rằng người lao động cần xác định mục đích kiếm tiền là quan trọng nhưng không phải là duy nhất và mang tính chiến lược. Hơn hết, TTS cần có một cái nhìn xa hơn để chú trọng trau dồi những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc sau khi về nước. Các D phái cử cũng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tư vấn, định hướng cho TTS ngay khi còn trong nước. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng lao động bỏ trốn, làm "chui" tại Nhật, cũng như chuẩn bị điều kiện đầy đủ để trở về thích ứng với thị trường lao động Việt Nam.

Ở một khía cạnh khác, TS thành cũng chỉ ra rằng, qua nghiên cứu cho thấy sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường lao động khiến chi phí tuyển dụng TTS đang ở mức cao, tạo áp lực thu nhập ảnh hưởng đến tâm lý học tập và động lực tích lũy kỹ năng của đối tượng này. Viện trưởng Viện VEPR đưa ra minh chứng cụ thể rằng nếu theo quy định, thực tập sinh đi Nhật Bản 3 năm chi phí phải nộp không quá 3.600 USD, nhưng thực tế chi phí này có nơi lên đến 5.300 USD. Chi phí đầu vào cao, khiến không ít người muốn sang Nhật làm việc đã phải vay nợ, số tiền vay nợ trung bình là 4.700 USD/người. Nếu không may "vớ’ phải công ty lừa đảo, sau 3 năm trở về vẫn còn trắng tay, thậm chí lỗ vốn. Từ đó thực tập sinh khi sang Nhật chỉ quay cuồng kiếm tiền lo trả nợ.

Để giải quyết bài toán về việc làm khi hồi hương cho các TTS Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của TS Thành kiến nghị Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm hỗ trợ DN phái cử quản lý thực tập sinh. Cải thiện tính minh bạch trong hoạt động trao đổi thực tập sinh, giảm vai trò của môi giới, nâng cao vai trò và năng lực của DN phái cử để từ đó hạ thấp phí tuyển dụng, đỡ gánh nặng cho TTS để họ chuyên tâm tích lũy kỹ năng, tri thức ngay từ những ngày đầu sang Nhật Bản.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

Không ít người cho rằng, để đồ trong cốp xe cũng được xem là an toàn, hơn nữa người và xe luôn ở gần nhau thì càng chẳng có gì đáng lo. Nhưng với những mánh khoe của kẻ gian, từng đó là chưa đủ.

Trong đoạn clip ngắn dưới đây, người xem có thể thấy rõ màn dàn cảnh trộm đồ của hai thanh niên đi xe máy. Theo đó, một người xuống xe giả bộ vào làm khách mua hàng nhằm thu hút sự chú ý của chủ hàng cũng như người xung quanh.

Người còn lại ngồi trên xe máy sẽ tìm thời cơ để cậy cốp để đánh trộm chiếc túi xách. Tất cả mọi hành động này chỉ diễn ra trong giây lát và cho dù chủ nhân của món đồ ở ngay cạnh đó cũng không hề hay biết.

Pha dàn cảnh trộm đồ trong cốp ngay trên đường

Đây cũng là bài học dành cho tất cả mọi người khi có ý định dừng đỗ xe mua bán hoặc có thói quen để đồ trong cốp, hãy hết sức cẩn trọng vì kẻ gian có thể ra tay bất kỳ lúc nào và ở nơi đâu.

Đứa trẻ 10 tuổi được cha mẹ đặt cho cái tên Lê Thị Bé năm nào giờ đã thành chàng trai trưởng thành. 27 tuổi với thân xác vạm vỡ nhưng ước mơ khi xưa chẳng khi nào nguôi ngoai, lúc mẹ gạt nước mắt ôm đứa em bỏ đi nơi khác kiếm sống, sau cuộc hôn nhân đứt gánh giữa chừng. Đó là ước mơ được gặp lại mẹ...

17 năm lang bạt, trộm cắp, móc túi, bới rác nhặt đồ ăn, lượm ve chai, đánh giày... mọi thứ nghề đã biến cậu bé 10 tuổi thành một chàng trai chai sạn, phong sương và nhem nhuốc vì cuộc sống vô gia cư... nhưng ước mơ gặp lại mẹ chưa bao giờ lụi tàn.

Cậu chàng ấy to xác nhưng gọi ai cũng là cô, chú xưng con vì dường như cậu vẫn không muốn quên kí ức ngày ấy. Lúc nước mắt mẹ nhạt nhòa ôm con và nói: “Mẹ bỏ con lại cũng như mẹ để lại khúc ruột của mình nơi này. Mẹ mong trái đất tròn mẹ con mình còn gặp lại nhau. Hãy sống lương thiện con nhé”. Cậu chưa bao giờ trách mẹ đã bỏ đi, cậu hiểu mẹ không còn đường nào khác khi cả nhà chỉ còn 4 kg gạo, bước ra khỏi tòa án lúc cầm quyết định ly hôn, bố đã được người khác đón đi, mẹ loay hoay với hai đứa con mà tòa buộc phải phân xử mỗi người nuôi một dù người cha không muốn. Mẹ đi tha hương tìm cơm nuôi con với ý nghĩ cha đứa bé sẽ quay lại nhận phần trách nhiệm thuộc về mình...

Là con trai nhưng được đặt tên là Lê Thị Bé vì cha mẹ cậu trước đó mong có đứa con đầu lòng là con gái và cái tên này vẫn theo cậu. “Cô nhớ nhé, nói tên con là Lê Thị Bé, lỡ mẹ con thấy còn biết đường tìm...”, giọng nói nghẹn ngào và những giọt nước mắt loang lổ trên gương mặt kiểu bất cần, bụi đời... Ước muốn ấy thực sự chưa bao giờ nguôi ngoai: “Đôi lúc con cũng sợ, mẹ bây giờ chỉ còn là nắm xương khô. Sức con đàn ông, con trai còn chịu được sương gió, còn mẹ là đàn bà con gái. Đôi lúc con cũng nghĩ nếu còn sống có lẽ mẹ đã đăng tin tìm con rồi...”, cậu lại giấu những giọt nước mắt vào trong bằng đôi tay loang lổ vì vết muỗi đốt do ngủ gầm cầu mà lén lau đi giọt nước mắt.

Cơ duyên đưa tôi đến với câu chuyện của Bé là vì cậu hi vọng đến độ hoang tưởng mà nhận nhầm người khác là mẹ mình. Bé di chuyển từ miền Trung vào miền Nam, rồi ra Bắc bằng cách trốn tàu, đi tứ xứ thập phương chỉ với ý nghĩ “biết đâu gặp lại mẹ mình”. Giờ nghề nghiệp gắn với Bé là đánh giày, chỗ trú thân hiện tại của cậu là khu vực Linh Đàm (Hà Nội). Bé ban ngày đi đánh giày quanh các quán café, nhà hàng hay chung cư, đêm xuống ngủ gầm cầu, tắm hồ. Một người chị tôi quen, mà Bé nhận nhầm là mẹ, đã kể cho tôi nghe về cậu. Khi chị đánh giày cậu trả lại đôi giày vừa đánh, không lấy tiền, khóc ròng ròng rồi bỏ đi. Chị nghe lại được câu chuyện từ lần tâm sự của Bé với bà chủ quán café “cô ấy giống mẹ con quá” mà hẹn gặp lại cậu để đính chính rằng chị không phải là mẹ cậu. Đó cũng là lúc Bé kể lại câu chuyện của cuộc đời mình...

“Tại sao em chỉ tìm mẹ mà không đi tìm bố?”, Bé chầm chậm lắc đầu: “Lúc con ăn hết 4 kg gạo còn lại cuối cùng trong nhà. Con đi tìm mẹ thì gặp cha, nhưng ông đã chối bỏ con... Có những câu chuyện mà sống để bụng, chết mang theo con không muốn kể. Nhưng ông ấy không nhận con là con thì cũng coi như cha con đã chết rồi”.

7 năm đã đi qua, Bé thú nhận mình đã từng làm những việc sai trái, cũng có lúc bị bắt lên đồn công an, nhưng rồi cũng đến lúc Bé thức tỉnh vì nhớ tới lời mẹ dặn: “Hãy sống lương thiện con nhé”, Bé rút khỏi băng nhóm giang hồ và tìm cách sống lương thiện, chấp nhận có những lúc đói lả phải đi lượm đồ ăn thối mà bỏ vào miệng để sống qua ngày.

Trẻ, khỏe có sức lực nhưng cậu không thể tìm cho mình một công việc tử tế hơn vì tất cả những gì cậu có là bàn tay trắng, không giấy tờ tùy thân nên chẳng có nơi nào dám nhận Bé vào làm việc. Cũng có lúc có người quen đã giới thiệu để Bé làm chân bảo vệ tại một công ty nhưng rồi công việc đó cũng không được lâu dài. Sau này vẫn có nhiều lời mời gọi cám dỗ khác như quay lại làm dân giang hồ, đi đưa thuốc phiện... để có nhiều tiền, nhưng Bé đã biết lắc đầu từ chối. Cũng có lúc gom góp được một số tiền không hề nhỏ, nhưng sống nay đây mai đó lấy gầm cầu làm nhà mà số tiền bị móc mất lúc nào không hay. Đến ngay cả bức ảnh cuối cùng của mẹ và em mà cậu mang theo bên mình như báu vật dù đã hoen ố màu cũng bị trộm thì Bé biết mơ đến ngày mai là chuyện xa vời. Giờ kiếm được đồng nào Bé lại vùi vào rượu, vào game lúc đêm đến cho qua ngày, cũng là để dễ ngủ hơn và “đỡ chán đời” như cách Bé nói.

27 tuổi, không mong ước có một người vợ hiền và những đứa con, Bé vẫn tưởng mình là cậu bé 10 tuổi năm nào vẫn chỉ mong được một lần được ôm lại mẹ bằng xương, bằng thịt. Kí ức của cậu hẳn đã dừng lại từ lúc ấy, thời quá vãng tươi đẹp khi có mẹ kề bên...

Trong những giấc ngủ chập chờn với tiếng muỗi vo ve và tiếng côn trùng kêu, tiếng xe chạy Bé vẫn mơ thấy mẹ, thấy vòng tay êm ái và ngôi nhà ấm áp, để rồi lúc choàng tỉnh lại quay trở lại hiện thực nghiệt ngã vẫn là chiếc gầm cầu và tiếng xe tải rung lắc đang chạy trên đầu mình.

Bé kể đã có lúc cậu đã định tự tử vì không biết đi đâu về đâu vì nghĩ mẹ và em cũng đã xanh cỏ rồi, vì cả đói... nhưng lúc treo cổ thì dây đứt. Cậu lại tin ông trời thương không để cậu chết mà còn gặp lại mẹ và em mình. Sau ngày đó, Bé không bao giờ có ý định tự tử nữa.

Đến giờ, 27 tuổi, vẫn kiếm sống qua ngày, ước mơ duy nhất giúp cậu sống sót đó chính là được gặp lại mẹ, gặp lại em. Bé không mong gặp lại mẹ giàu có để có người bao bọc, cậu bảo: “Nếu được sống cùng mẹ thì không gì bằng. Nhưng nếu chỉ một lần thôi được ôm lấy mẹ, được ngủ cùng mẹ một đêm thì con cũng thỏa lòng rồi. Còn cả em là máu mủ với con nữa, con cũng rất mong được gặp”.

Bé nói cậu cũng không bao giờ về quê, đến ngay cả chính xác nơi mình ở là xã, huyện nào cậu không thể nhớ, chỉ nhớ tỉnh Quảng Ngãi. Có lúc trốn tàu chạy từ tỉnh này sang tỉnh khác, đi qua quê mình, Bé ôm đầu, nhắm mắt để khỏi nhìn thấy “Về quê làm gì khi mẹ không còn ở đó”. Có một điều Bé không quên là tên đầy đủ của mẹ: “Trần Thị Mậu Lệ, sinh năm 1970, sinh ra ở Quảng Ninh, lớn lên ở Huế, lấy chồng ở Quảng Ngãi, cô hãy viết thế nhé, để mẹ có thể tìm thấy con”.

“Nếu mẹ đọc bài báo này và muốn liên lạc với em thì làm thế nào?”. Bé không biết. Cậu không dùng điện thoại. Chiếc điện thoại gần nhất cũng bị mất trộm rồi, Bé có thể kiếm tiền mua lại chiếc điện thoại mới. Lý do khoa học là Bé ở gầm cầu, không có chỗ sạc pin điện thoại, nhưng lý do tâm lý là cậu sợ tiếng chuông rung lên kéo theo những thấp thỏm, âu lo và cả những hoảng hốt, hy vọng ngày càng dày đến mức có thể bóp nghẹt tim cậu. “Con không biết mẹ sẽ tìm thấy con bằng cách nào. Có thể mẹ sẽ đọc bài báo này khi con còn ở đây. Lúc con chưa tuyệt vọng mà rời đi nơi khác và lần được dấu của con. Hoặc không... Đó là duyên phận. Con biết chấp nhận rồi”, cậu nhìn ra nơi xa và trả lời.

Bé cũng đã tìm mẹ bằng nhiều cách trong 17 năm qua, cậu đến công an khu vực để dò la về mẹ, cũng có khi lên đài tiếng nói Việt Nam tìm mẹ và cả những cách truyền miệng câu chuyện của chính đời mình như thế này: “Mẹ con là Trần Thị Mậu Lệ, sinh năm 1970...”.

Giờ đây tôi chấp bút kể lại câu chuyện của chàng trai Lê Thị Bé với 17 năm tìm mẹ với ước mơ một lần được ôm mẹ bằng xương, bằng thịt, bằng tình mẫu tử vẫn da diết chảy trong huyết quản của cậu. 17 năm là cả một quãng đường đời không ngắn, nhưng ước mơ ấy hy vọng sẽ không còn xa vời. Mà nếu xa Bé vẫn chờ và hy vọng được gặp lại mẹ và em đến hơi thở cuối cùng...

Xin kết bằng bài thơ chắp vá cậu viết cho mẹ mình:

Con Lê Thị Bé - sinh năm 1990 - quê ở Quảng Ngãi - tìm mẹ Trần Thị Mậu Lệ (quê quán Quảng Ninh, lớn lên ở Huế, lấy chồng Quảng Ngãi). Mất liên lạc với mẹ 17 năm khi mẹ bế em rời xứ đi tha hương kiếm tiền nuôi em....

Tác giả: Thanh Ba

Ảnh: Lê Đức

Thiết kế: Bi, Hoàng Nguyễn

Theo Trí Thức Trẻ - 01/06/2017

Hôm nay là ngày tết thiếu nhi. Hôm nay trên cả nước, cha mẹ dẫn con đi chơi và tặng con những món quà chúng thích nhất. Những nhà hàng và khu vui chơi vắt óc nghĩ ra đủ các bữa tiệc độc đáo đáp ứng từng sở thích đặc biệt nhất cho chúa tể của các gia đình.

Nhưng những đứa trẻ chúng tôi kể trong câu chuyện này thậm chí không dám ước mơ được nhận cho riêng mình một món quà. Chúng chỉ ước mong được tiếp tục đi học.

Chúng là những học sinh vừa học xong lớp 5 tại trường tình thương Phước Thiện ở quận 7, TP HCM. Ngôi trường đặc biệt này suốt 27 năm qua đã đón nhận và nuôi nấng ước mơ học tập của cả ngàn đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 2.

Nhiều đứa, cha mẹ không biết chữ nên phải làm những công việc lao động chân tay vất vả nhất để mưu sinh. Hầu hết họ là nông dân từ các tỉnh miền Tây nhưng ít ruộng vườn hoặc không có miếng đất nào, phải xin ở nhờ trên đất nhà người khác. Không chữ, không nghề nghiệp, họ dắt vợ con lên Sài Gòn sống, học nhau mà thành thợ hồ, thợ sơn, thọ điện, sửa loa, người giúp việc nhà... Không xin vào được những công ty xây dựng, họ theo cai thầu nhận từng công trình một, ăn lương công nhật. Hết công trình, cai không thuê nữa thì chạy xin công trình mới.

Nguyễn Thị Ngọc Kiều 12 tuổi, quê An Giang. Cha mẹ của Kiều đều làm thợ sơn nước. Dưới quê không có đất, họ dắt hai con lên Sài Gòn kiếm việc, sống trong một xóm trọ trên đất "nhảy dù" quận 7. Cả ba và mẹ của Kiều đều không biết chữ, cần giấy tờ gì đều phải nhờ em gái của mẹ đọc giùm. Kiều còn một chị gái 19 tuổi, học hết lớp 7 ở quê rồi nghỉ, đi làm sơn nước với cha mẹ.

Nơi họ sống là những xóm trọ công nhân và dân lao động nghèo. Mỗi căn phòng đều giống nhau: khoảng hơn 10 m2 vuông, có gác lửng cho con cái ngủ ở trên, cha mẹ ở dưới. Người khá nhất thì thuê được căn phòng mới xây, lát gạch men trắng sạch sẽ cao ráo, tổng chi phí khoảng 1.500.000 đ/tháng. Những người khổ nhất chui rúc trong những túp lều rách nát, ở nhờ trên đất nhà chùa, sát bên vách tôn là con rạch mà mưa lớn nước sẽ ngập lé đé vô "nhà", hay trong "xóm liều" đầy rác rưởi cất đại trên những lô đất còn trống nơi khu đô thị mới hình thành nhưng chưa xây hết. Nơi này giải tỏa hay hết cơ hội tìm việc thì bọc gói đi tìm nơi khác. Con cái cũng theo cha mẹ bỏ quê lên phố, lênh đênh trên những dặm dài theo kế sinh nhai.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 4.

Tôi chưa thấy nơi đâu bầu trời hẹp hơn những khu xóm trọ nghèo, nơi nó bị thu lại chỉ còn một cái khe mảnh giữa những mái tôn cũ kỹ của hai dãy phòng đối mặt chìa ra gần như chạm vào nhau, và còn bị che khuất bởi vô số quần áo đồ dùng giăng mắc, dưới bầu trời đầy mây xám xịt của những cơn mưa chiều ngày nào cũng tràn trề Sài Gòn cuối tháng năm.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 5.

Bị níu chặt bởi cái nghèo, ước mơ của hầu hết những đứa trẻ nghèo và cha mẹ chúng cũng khiêm nhường như thế. Trong khi những bạn bè khá hơn mơ ước làm siêu nhân, anh hùng, bác học..., thì tất cả những đứa trẻ chúng tôi gặp đều xác định chúng phải học giỏi để sau này kiếm tiền cho cha mẹ đỡ khổ.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 7.

Huỳnh Công Phát và Huỳnh Công Đạt là hai anh em. Cả hai đều đã học năm năm đầu tại trường tình thương Phước Thiện. Đạt 11 tuổi, vừa xong lớp 5. Phát 13 tuổi, năm nay lên lớp 7. Chúng còn một anh lớn vừa học hết lớp 12. Cha chúng làm thợ điện và "thợ đụng", tức là đụng cái gì cũng làm. Trong túp lều của bốn cha con chất đầy loa, đầu máy và những thiết bị điện mà anh nhận về sửa.

Đạt và Phát. Gia đình hai em được chùa Phước Thiện cho ở nhờ sau chùa và giúp đỡ thực phẩm. Ngay dưới bức tường tôn này là con rạch chảy xiết, mưa lớn nước có thể ngập lé đé vào lối đi.

"Trước kia còn khỏe, cái gì tui cũng làm, cũng đỡ đỡ. Nhưng một năm nay bịnh, hổng làm được gì. Bữa nay nghe cô chú tới, thấy khỏe khỏe trong người, ngồi lên như vầy được nè. Còn thì đầu đau lắm, nhiều ngày tui chỉ nằm thôi, không dậy nổi." - anh nói.

Trong hồ sơ bệnh án của anh Huỳnh Văn Sáu, tôi thấy anh bị viêm gan siêu vi B, gan đa nang, đau dạ dày, đau đầu... Vợ anh trước đi bán vé số ở Sài Gòn, một tháng nay vừa mổ sỏi mật nên về quê ở Cờ Đỏ, Cần Thơ, có chỗ ở rộng rãi hơn và có anh em bà con chăm sóc dưỡng bệnh. Mấy cha con sống nhờ chùa Phước Thiện và tiền bán vé số của Phát.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 9.

Mỗi ngày nghỉ học, Phát đi bán vé số từ 8h đến khoảng 10 giờ sáng, được khoảng 50 tờ, hôm nào cao thì bán hết 70-80 tờ, lời khoảng 70.000 đ-80.000 đ. 

"Con đưa ba hơn một nửa, còn con để dùng cho việc học và con ăn. Anh con với em con cũng có đi bán vé số nhưng không bán được, không ai mua nên giờ còn mình con bán thôi cô" - Phát kể. "Con có khó chịu đó cô. Tại vì mấy bạn khác được chơi còn con thì phải đi bán... Nhưng con khó chịu một chút xíu à cô. Tại vì nhà mình nghèo mình phải ráng thôi".

Còn ước mơ của con? Lớn lên con thích làm nghề gì? 

Đạt: - Con muốn làm bác sĩ. Tại con đi khám bịnh con thấy chú bác sĩ tận tình lắm, chú nói chuyện với con dễ thương lắm cô. Để con chữa bịnh cho người nghèo, vì người nghèo thì không có tiền chữa bịnh.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 10.

Cô giáo, chú bác sĩ ân cần đó là những người lớn đầu tiên không phải là người thân, lại giàu có hơn, sang trọng hơn, xa lạ hẳn với đời sống quen thuộc của chúng nhưng đã đối xử với chúng bằng tình thương yêu chân thành. Chúng yêu quý họ và trái tim trẻ thơ ao ước trở thành những người đã mang lại cho chúng tình yêu thương không phân biệt đó.

Cuộc sống đã dạy cho những đứa trẻ mới hơn mười tuổi đầu nỗi mặc cảm sâu sắc vì cái nghèo, bị chê bai, khinh miệt.

"Con thương trường con lắm, vì chỉ trong trường con mới thấy sự hòa đồng. Ở ngoài mấy bạn không chơi với con, vì con... không giống như mấy bạn" - bé Đỗ Thị Như Ý, 13 tuổi, khóc nức.

Hai chị em: Võ Thị Như Ý 13 tuổi và em Võ Thị Thanh Ngân 11 tuổi cùng cha mẹ. Quê các bé ở Long An. Cha mẹ, bà ngoại, dì... đều lên Sài Gòn thuê phòng trọ gần nhau và làm nghề sơn nước. Cha mẹ đều không học quá lớp 3 vì nhà nghèo, nhưng người cha đã từng ước mơ lớn lên sẽ làm nghề thầy giáo. Hàng ngày, hai chị em đều học như thế này. Bé Ý có ước mơ giống cha, tuy vậy cả hai cha con chưa bao giờ biết điều đó cho đến khi nói chuyện với chúng tôi. Còn bé Ngân thích vẽ tranh và kèm học cho các em nhỏ hơn thì ước mơ làm nhà thiết kế thời trang, đặc biệt rất... "mít ướt".

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 12.

Ngân khóc ngay khi biết tin sắp bế giảng và phải nghỉ học ở trường tình thương Phước Thiện

Cha mẹ em làm thợ sơn. Cả nhà, từ ông bà ngoại đến các dì đều lên Sài Gòn làm nghề thợ sơn, thuê phòng trọ ở gần nhau trong một xóm trọ hun hút đọng nước quận 7.

"Con đi thi ở trường ngoài, mấy bạn chửi con, nói con là nhà nghèo học trường tình thương, con viết sai chính tả mấy bạn cũng nói con nhà nghèo nên mới viết sai chính tả" - vùi mặt vào ngực tôi, một bé gái khác nhỏ nhắn có khuôn mặt trái xoan xinh xắn nước mắt ròng ròng.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 13.

Khi nhắc đến nỗi lo sợ phải bỏ học giữa chừng vì sợ cha mẹ không nuôi nổi, hầu như tất cả bọn trẻ đều bật khóc.

Thu nhập của nghề thợ hồ hay thợ sơn vào khoảng 250.000 đ/người/ngày nếu là thợ phụ, 400.000 đ/ngày nếu là thợ chính. Nếu công việc đều đặn, việc nuôi một đứa con đi học không quá khó khăn. Nhưng không nhiều người có công việc đều đặn, nên tính cả tiền nhà trọ khoảng 1.000.000 đ đến 1.500.000 đ/tháng thì chi phí đi học trường công cho hai đứa trẻ thật là nỗi lo thường trực.

Nếu không có trường tình thương Phước Thiện-nơi bọn trẻ được bao cấp hoàn toàn việc học hành, đồng phục, sách vở và một bữa trưa, tất cả cha mẹ đều thú nhận chẳng biết làm cách nào để con được biết chữ. Cho dù ai cũng hiểu nếu không được học hành, ngay cả đi làm mướn chúng cũng không thể kiếm được việc làm mướn ổn định và đủ nuôi sống bản thân.

Thơ bé, ngây ngô, Nguyễn Phước Kha 11 tuổi chỉ khăng khăng học đến lớp 9 là nghỉ để đi làm thợ sơn nước giống cha mẹ. Bé linh lợi, học khá, nhưng dứt khoát chỉ muốn học đến đó, trong khi người anh học lớp 7 của bé thì đã định hướng rất rõ sẽ làm mọi thứ để thực hiện ước mơ làm bác sĩ.

Nguyễn Phước Kha, 11 tuổi và anh trai là Nguyễn Phước Khang, 13 tuổi . Hai bé đều từng học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Phước Thiện. Ba mẹ làm nghề sơn nước.

Trong xóm trọ của hai anh em, chúng tôi gặp một cô bé xinh xắn nhìn như mới học cuối cấp hai. Đến khi em chỉ vào đứa bé trai khoảng một tuổi tồng ngồng mặc mỗi cái áo đang được bế gần đó nói "con của em đó" thì chúng tôi bật ngửa.

Thất học, đi làm phụ việc nhà hàng từ năm 15 tuổi, 17 tuổi lấy chồng-một anh chàng lớn hơn hai tuổi làm phụ hồ cùng xóm trọ, tháng làm được 3, 5 triệu đồng, và nghe hàng xóm nói đang mang em bé thứ hai trong bụng... Tương lai cả 4 đứa trẻ này (tôi không gọi khác được) sẽ ra sao?

Chẳng nghi ngờ gì nữa, đó sẽ lại là vòng quay mù chữ/thất học-nghèo khổ và tối tăm-đẻ ra một bầy con tiếp tục nghèo khó và thất học mà đời sau nặng nề hơn đời trước.

Tuy nhiên đáng sợ nhất vẫn chưa phải cái nghèo nhất thời, vì Sài Gòn không thiếu công việc. Chỉ cần siêng năng chăm chỉ thì không ai nghèo đói cả. Đáng sợ nhất là có những cha mẹ vì mù chữ và dốt nát nên không cả ý thức được cả về cái nghèo và hậu quả mà con cái mình đang gánh chịu.

Trong một ngôi nhà nằm sâu trong khu xóm nghèo gần cảng Bến Nghé, một bé gái đang sống với mẹ và mấy người anh. Cha của bé đã bỏ đi (với vợ hai, đi mười mấy năm nay rồi-người vợ kể). Bé có ba anh trai, anh nào cũng bỏ học khi đang lớp 6 hay lớp 8, học cao nhất là đang dở lớp 11. May mắn là tuy ít học nhưng anh nào cũng đang có việc làm, tuy chỉ mua bán lặt vặt tự do hay làm công nhân trong khu chế xuất.

Đỗ Thị Mỹ Hạnh 12 tuổi, ở Sài Gòn. Ba chạy xe ôm, mẹ chỉ ở nhà coi ngó 7 phòng trọ nhỏ cho công nhân thuê. Bé Hạnh: "Ba của con học đến lớp 2, còn mẹ con thì không học. Ba con thì biết viết tên, còn mẹ con biết viết tên nhưng không đọc được. Con ước mơ làm ca sĩ, vì con thích hát, mỗi khi ở trong trường thì con hay hát cho mấy bạn nghe. Con thích hát nhạc trẻ, thần tượng là Khởi My, Kim Khánh. Con muốn học đến đại học mà sợ ba mẹ không có tiền".

Đáng lo nhất là suy nghĩ của mẹ bé. Mới 51 tuổi nhưng bà hầu như không nghĩ gì đến việc phải tìm một công việc để làm, kiếm thêm tiền nuôi đứa con gái mới học hết lớp 5 và đang lo lắng vì muốn học đến đại học nhưng không biết cha mẹ có nuôi nổi không.

Bà nhắc đi nhắc lại "tới đâu tính tới đó, cũng cố gắng cho con đi học tiếp" (trường tình thương Phước Thiện chỉ nhận dạy đến hết lớp 5) nhưng viện đủ lý do cho việc mình không làm việc gì. "Phải ở nhà giữ con cho con dâu, chớ tụi nó gởi con tháng hết hai triệu rưỡi hổng đủ tiền... Phải ở nhà coi chừng xe cho người ở trọ... Chắc mai mốt mấy đứa con trai nó làm được nó cho tiền... Chắc tụi nó cũng phải lo cho em nó chớ..." - bà hồn nhiên nói.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 17.

- Nhưng làm công nhân chẳng bao nhiêu tiền, lại còn cho gia đình. Nếu các anh không lo được cho em thì sao? - Tôi hỏi.

- Thì chắc nó phải nghỉ học. Biết sao được, mình nghèo mà!

Ngôi nhà của chồng bà xây trên đất gia đình chồng được chia. Trên gác có bảy căn phòng trọ cho công nhân thuê khoảng 900.000 đ/tháng. Bà kể phải đưa cho chồng hai triệu đồng/tháng và trả lãi cho số nợ hồi trước vay cho chồng chữa bệnh. Nếu thật vậy, vài triệu một tháng còn lại chỉ đủ nuôi hai mẹ con tằn tiện.

Trên bàn học của bé chẳng có cuốn truyện thiếu nhi nào nhưng xếp ngay ngắn khoảng chục lọ sơn móng tay lấp lánh đủ màu xanh đỏ và nhiều lọ mỹ phẩm. Dưới gầm bàn được dùng làm giá để giày là vài đôi giày cao gót, có đôi còn trong túi nilon.

Có thể nhiều người sẽ phản bác rằng giá những thứ ấy khá rẻ và dù nghèo mẹ bé vẫn có quyền làm đẹp, chẳng ảnh hưởng đến chuyện chăm lo cho con của bà. Nhưng tôi vẫn ước giá như phần nhiều trong số các lọ mỹ phẩm đó được đổi thành sách vở cho bé và sự quan tâm của bà đến việc học hành của con cũng nồng nhiệt như sự quan tâm đến việc làm đẹp cho chính mình.

Những bức thư của các em viết tặng cô giáo trường Phước Thiện.

Sống chỉ cách trung tâm Sài Gòn vài cây số nhưng con bé chưa một lần ra quận 1. Nên tôi cũng không ngạc nhiên khi cô bé nói em hài lòng với cuộc sống đó, chỉ ước mơ có cái phòng rộng hơn để có chỗ ngủ riêng cho mình.

Có những con chim non trong lồng chim vừa mở mắt đã trông thấy nan lồng nên không thể hình dung nổi bầu trời. Chúng không biết những mênh mông xanh thắm mà chỉ nghĩ tất cả cuộc đời chỉ là những cái nan lồng mà thôi.

Nguyễn Quốc Anh 12 tuổi. "Hồi trước nhà con ở Tánh Linh, Bình Thuận, mà giờ qua Vũng Tàu rồi. Mẹ con làm nghề may, ba con làm ở công ty. Con ở trong chùa Thiên Trúc ba năm rồi, pháp danh con là Điệu An Tài. Vì ở ngoài xã hội không được tốt nên ba mẹ con dắt vào chùa cho nên người".

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 20.

Nhưng cũng giống như khe trời hẹp giữa những mái nhà, trong những căn gác xép nóng như thiêu đốt thấp tè chỉ cách mái tôn hứng cái nắng 35 độ Sài Gòn chừng hơn một mét, ngay cả khi bò nhoài ra giữa sàn nhà chật ních để làm toán, học văn, vẽ tranh, không ít đứa trẻ vẫn xây ước mơ của chúng thật đẹp đẽ.

"Con ước mơ lớn lên con sẽ làm kỹ sư, con vẽ cho người ta xây nhà. Ngôi nhà đầu tiên con sẽ xây là nhà cho gia đình con, ngôi nhà không cần rộng lắm nhưng có đủ chỗ cho gia đình con ở, có mái ngói màu đỏ, nhà màu xanh dương, có hai phòng, một cho ba mẹ con, một cho con, có sân rộng trồng nhiều cây và một con chó. Và tràn đầy tình thương".

Trần Thanh Phước 11 tuổi. Ba bé làm thợ hồ, 6h sáng thì ra khỏi nhà đi làm đến 4h chiều. Mẹ bé không biết chữ nên chỉ làm người giúp việc cho một gia đình từ khoảng mười năm nay. Bé là con một. Cha mẹ quyết chỉ sinh một đứa để nuôi dạy cho tốt hơn.

Đây là bức tranh bé vẽ ngôi nhà mơ ước của mình:

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 22.

Còn đây là bức tranh của một em bé khác. Phòng trọ nơi hai anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Trường và Nguyễn Quốc Vũ sống với cha mẹ chật ních và chất đầy những thùng sơn rỗng như nhiều căn phòng thợ sơn khác. Trên cao có một chiếc lồng nhỏ nuôi con chim cu lông trắng , cứ 8h tối là hót lên gù gù.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 23.

Không có bàn học, hai đứa bé ngồi bệt dưới sàn nhà, chỉ cách vài bước là đến cái lối đi chung của xóm trọ nghèo lõng bõng nước đọng. Dưới đó, thằng em vẽ những ngôi nhà thành phố cao tầng có nhiều ô cửa sổ rực ánh đèn màu dưới bầu trời đầy trăng sao, thằng anh thì vẽ cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 24.

Cha mẹ không biết chữ, ruộng đất cũng không có, hai đứa học dở lớp hai dưới quê rồi theo cha mẹ lên Sài Gòn. Trôi dạt nên 14 tuổi mới học hết lớp 5, khi những bạn bè cùng tuổi may mắn hơn đã học đến lớp 9. Vũ muốn trở thành cảnh sát "vì con thích mạo hiểm và con muốn bắt tội phạm ăn trộm", còn Trường chỉ thích đi học và vẽ, ngẩn ra chưa biết mình sẽ làm nghề gì.

Hầu hết bọn trẻ đều mới 11, 12 tuổi.

Món quà 1/6 tụi con nít nhà nghèo ao ước giản dị mà nhọc nhằn lắm: Được đến trường - Ảnh 25.

Và niềm vui lớn nhất của chúng không phải là được dẫn đi chơi hay được tặng một món quà, vì biết ba mẹ không có tiền. Chúng chỉ có một ao ước duy nhất là được tiếp tục đi học cùng nhau, "cho đến hết các lớp, học cao, cao lên nữa", trong một ngôi trường không có bạn học nào chê bai hay cười nhạo.

Hoàng Xuân

Hoàng Việt

KingPro

BiMaxx

Theo Trí Thức Trẻ1/6/2017

Bàn đến chuyện con gái vụng về thì chắc không cần phải nói nhiều, ai cũng tự động liên tưởng đến những "thảm họa" bếp núc được nhắc đến rầm rộ thời gian gần đây.

Trời sinh ra các cô tính đoảng rồi lại còn sinh thêm mấy màn "trổ tài", thử thách, ra mắt nhà bạn trai... khiến cánh mày râu càng ngày càng mất niềm tin vào phụ nữ khéo léo.

Muốn tìm được cô nào vừa xinh vừa giỏi, lại vừa biết nấu ăn ngon á? Thời nay hơi bị hiếm luôn!

Minh chứng ư, đây có luôn, tường thuật lại từ lời kể của một chàng trai tội nghiệp: "Em mới bị ốm, nhờ người yêu qua nấu cháo sườn. Kết quả lại thành món cơm mặn chát không thể nuốt được".

Chàng trai nhọ hơn cả Chí Phèo: Thèm bát cháo sườn lúc ốm đau, bạn gái đãi nguyên nồi cơm nát mặn chát - Ảnh 1.

Cơm sống cơm khê xưa rồi, bây giờ vụng về đã lên một "đẳng cấp" mới: ninh cháo ra cơm.

Theo như lời khổ chủ thì mọi công đoạn nấu cháo bạn gái làm đều đúng, chỉ sai mỗi công thức mà thôi! À quên, cô ấy còn tính nhầm cả giờ cháo chín nữa, nên nồi cháo mới biến hóa vi diệu thế kia.

Nấu cháo bằng nồi cơm điện, chẳng cần canh lửa, không cần nguấy, chỉ cần cho nước và cắm điện, thế mà còn thất bại thì đúng là "quỳ".

Cư dân mạng tấm tắc khen "người yêu bạn giỏi thật, vụng chèo khéo chống, tự nhiên có món cơm sườn ngon lành"; "nhìn cũng hấp dẫn đấy chứ", "không cháy nồi là may rồi, vẫn còn có cái để ăn"...

Có người còn trêu đùa rằng "bạn gái đảm đang thế còn bưng lên chê, không ưng thì đưa đây tán hộ" khiến mọi người cười rần rần.

Hội chị em thì cho rằng khen qua loa như thế là không được, khéo tay là phải biết nấu cháo ra cháo, cơm ra cơm, chứ để cạn nước thế kia thì ai mà nuốt được.

Chắc bạn gái của thanh niên kia không biết đong nước ninh cháo thế nào cho đủ, nên một vài mẹ bỉm đã góp ý cách nấu để rút kinh nghiệm lần sau.

Chàng trai nhọ hơn cả Chí Phèo: Thèm bát cháo sườn lúc ốm đau, bạn gái đãi nguyên nồi cơm nát mặn chát - Ảnh 2.

Nhờ bạn gái nấu nồi cháo ăn lúc đổ bệnh, chàng trai khóc ròng ôm bụng đói. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trái ngược với sự cảm thông của cư dân mạng, anh chàng lại than thở thêm rằng: "Các bác khen ngon chứ em nếm xong 1 miếng là dựng cả tóc gáy, sợ đến già luôn, mặn xoắn cả lưỡi".

Hóa ra là cô bạn gái tốt bụng cũng làm theo hướng dẫn trên mạng là cho một nhúm muối vào ninh cháo, nhưng quá tay nên nước cạn sạch, để lại muối ngấm hết vào cơm!

Thế là lãng phí một nồi cháo chẳng ra cháo cơm chẳng ra cơm, có lẽ ngồi nhặt mấy miếng sườn gặm tạm cũng an ủi được phần nào.

Chứng kiến cảnh ấy, cũng thấy tội nghiệp cả đôi bên: chàng thì ốm đau quặt quẹo, đắng mồm thèm mỗi bát cháo, vậy mà chẳng được như mong ước, nhìn nồi cơm sườn mà khóc ròng vì...

Chí Phèo còn sướng hơn cậu, ít ra Nam Cao còn tả bát cháo hành của Thị Nở sánh ngang với món ngon của đầu bếp 5 sao; còn nàng thì dốc lòng chăm sóc người yêu, nhưng "đen" nên mới thất bại thảm hại.

Thôi thì chỉ biết chúc anh chàng mau khỏi ốm để tự dậy nấu cơm mà ăn thôi!

Mới đây, đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô gái trẻ tìm đến nhà người yêu cũ để "trả nợ tình xưa", đồng thời tìm gặp mẹ của thanh niên này nói chuyện đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Theo chia sẻ của cô gái, sau khi chia tay chàng trai vẫn tiếp tục nhắn tin, gọi điện làm phiền cô với những lời lẽ thiếu văn hóa. Đồng thời "bóng gió" đòi lại tiền quà ngày 8/3.

Liên tục bị người yêu cũ đòi 500 nghìn, cô gái mua gấu và hoa mang đến tận nhà để được yên thân - Ảnh 1.

Có gái tìm tới tận nhà người yêu cũ để trả lại quà và gặp phụ huynh "tố" cách cư xử không đẹp của chàng trai sau khi chia tay.

Trước mặt phụ huynh của người yêu cũ, cô gái trình bày, "Anh ấy chửi cháu và mẹ cháu.

Anh ấy bảo trước kia yêu anh ấy là cháu lừa anh ấy 500.000 đồng, nhưng hôm đó là ngày mùng 8/3 anh ấy mua quà tặng cháu.

Sau khi chia tay, anh ấy đòi cháu trả tiền, anh ấy cộng lại tiền mua hoa, mua gấu với ăn uống là hết 500.000 đồng. Nhưng sau khi chia tay anh liên tục nhắn tin đòi lại.

Mặc dù người mẹ đã lên tiếng phân bua, có thể do say rượu nên chàng trai mới làm như vậy: "Chắc say rượu nên nói đùa, say rượu nên có biết cái gì.

Không yêu thì làm bạn bè, gì mà nói nặng lời với nhau", nhưng cô gái trẻ vẫn cho rằng người yêu cũ cố ý.

Qua bức xúc với thái độ của người yêu cũ, cô gái đã mua 1 con gấu lớn và bó hoa mang đến tận nhà nhằm trả lại.

Thấy vậy, người phụ nữ lên tiếng can ngăn, "Thôi cháu mua thì cháu đem về đi chứ".

Tuy nhiên cô gái nhất quyết để lại, "Dạ thôi ạ, cháu mang gấu và hoa mặc dù không phải là con trước kia anh ấy mua nhưng cháu mua mới mang trả lại để được yên thân.

Chia tay coi nhau là bạn bè nhưng anh ấy không chịu cứ nhắn tin đòi cháu trả tiền. Cháu trả không có mấy hôm nữa anh ấy lại đòi quà".

Nghe người yêu cũ nói vậy, chàng trai chỉ ngồi im một chỗ không hề lên tiếng giải thích về những việc làm của mình.

Liên tục bị người yêu cũ đòi 500 nghìn, cô gái mua gấu và hoa mang đến tận nhà để được yên thân - Ảnh 2.

Người yêu cũ mang gấu và hoa đến tận nhà trả lại, nam thanh niên chỉ ngồi im một chỗ.

"Chia tay rồi thì làm bạn sao cứ phải nặng lời với nhau làm gì. Cả 500.000 đồng cũng phải đòi lại bằng được nữa, mới yêu nhau thôi mà đã tính toán vậy rồi sau này có lấy về cũng khổ", tài khoản A.H. chia sẻ.

"Chẳng biết chàng trai này nghĩ sao mà lại làm vậy, không hợp thì chia tay thôi, còn quà tặng thì coi như là kỉ niệm, sao cứ phải nhắn tin "dằn vặt" xúc phạm nhau như vậy.

Thỉnh thoảng gặp nhau bên ngoài rồi lại thấy ngại ra", một bạn khác bày tỏ.

Diếp Hồng Phấn (SN 1995, Bến Tre), hiện đang là một DJ và người mẫu. Cô nàng có cái tên độc lạ này từng lọt Top 2 Miss Euro 2016, Top 3 DJ Tài năng Paradise 2012, Top 12 tài năng DJ 2016, Top 5 Miss DJ 2015…

Nhìn hình ảnh gợi cảm, xinh đẹp cùng những thành tích ấn tượng của Phấn, nhiều người không khỏi ngưỡng mộ, ghen tỵ. Thế nhưng ít ai biết, để có thể chạm tay vào thành công như hiện tại, Phấn đã trải qua một quãng thời gian dài sống trong tủi hổ, chịu những đau đớn về thể xác và tinh thần, cùng với đó là số tiền lớn 900 triệu đồng chi cho phẫu thuật thẩm mỹ.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 1.

Nhìn hình ảnh xinh đẹp, gợi cảm hiện tại của Phấn, ít người có thể ngờ được quá khứ khó khăn, tủi hổ của cô.

Tuổi thơ phiêu bạt, đi hát Lô tô kiếm tiền sống qua ngày

Phấn chậm rãi trải lòng với tôi về những biến cố của gia đình. Cô sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, là con út. Gia đình khó khăn nên ba mẹ phải khăn gói, cùng các con dắt díu nhau lên Sài Gòn lập nghiệp. Đến năm Phấn 9 tuổi, cả nhà lại chuyển về quê sinh sống, mở quán café, karaoke, bida.

Năm 2008, gia đình Phấn trải qua biến cố. Ba mẹ làm ăn thua lỗ nên cô cùng anh trai phải bỏ học rồi cùng mẹ bỏ xứ đi theo đoàn hội chợ Lô tô để hát kiếm tiền. Ngày đó, mỗi tối Phấn và anh trai hát được 150.000 đồng, còn mẹ mở gian hàng phi tiêu kiếm được 50.000 đồng.

Một thời gian sau, ba mẹ con quyết định trở lại Sài Gòn lập nghiệp. Phấn bắt đầu với nghề công nhân ở công ty giày, sau đó là công ty sản xuất bánh ngọt, công ty may… Miệt mài với đủ công việc vất vả nhưng số tiền kiếm được không nhiều, ba mẹ con phải khó khăn lắm mới trụ lại được ở Sài Gòn.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 2.

Cô gái xinh đẹp từng bỏ học, bỏ xứ đi hát Lô tô

Sau đó, Phấn được một người bạn giới thiệu làm nhân viên phục vụ trong quán bar nhỏ ở Quận 8. Phấn choáng ngợp bởi môi trường làm việc mới xuất hiện rất nhiều các bạn nữ xinh đẹp, nên bản thân cô cũng ý thức được rằng nếu ngoại hình đẹp thì công việc sẽ suôn sẻ hơn.

Tối nào Phấn cũng tiếp xúc các anh chị DJ, sẵn máu nghệ thuật trong người nên cô quyết tâm để dành tiền học nghề. Sau đó, Phấn đi làm ở nhiều tỉnh thành, vừa là để rèn nghề, vừa để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Cô tự nhận, ngoại hình thuộc loại trung bình kém không có gì suất sắc, nên cô chưa bao giờ cảm thấy tự hào về nhan sắc của mình.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 3.

Cô mong muốn theo nghề DJ nhưng ngoại hình lúc đó còn thô kệch, xấu xí nên gặp nhiều bất lợi.

15 tuổi đã bắt đầu thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên

Theo lời chia sẻ của Phấn, ban đầu cô chỉ muốn phẫu thuật thẩm mỹ để công việc thuận lợi hơn. Lúc quyết định đi trùng tu nhan sắc, Phấn mới chỉ 15 tuổi. Cô muốn sửa mũi, và khi hỏi ý kiến của mẹ thì mẹ nhất định phản đối vì sợ sẽ có di chứng.

Thế nhưng cô gái trẻ một khi đã thích điều gì thì sẽ cứng đầu làm cho bằng được. Thấy nhiều chị cứ sửa mũi xong thì mặt thay đổi hẳn, nên Phấn quyết định làm liều một phen. Cô trốn mẹ, cầm tiền ra thẩm mỹ viện.

"Hồi đó nhìn mình cũng khá nhỏ con. Chị tư vấn viên hỏi mình có gia đình đi theo không và tỏ vẻ lo lắng khi thấy mình "mặt non choẹt". Mình rất căng thẳng, đành nói dối là đã hỏi ý kiến gia đình rồi nhưng vì ở với nội, nội già yếu nên không đi cùng được. Cuối cùng thì bác sĩ cũng đồng ý phẫu thuật cho mình".

Lúc đó là năm 2010, công nghệ mới nhất của làm mũi chỉ có nâng mũi bằng sụn nhân tạo nên mình chọn dịch vụ nâng mũi và cắt cánh mũi bằng sụn nhân tạo. Bước lên bàn mổ với tâm trạng… vui như đi trẩy hội, vì ngày đó còn bé có biết lo nghĩ gì đâu, chỉ nghĩ là sắp được đẹp thôi", Phấn cười xòa.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 4.

15 tuổi, Phấn đã bắt đầu trốn mẹ, cầm tiền đi phẫu thuật mũi.

Vì là tiểu phẫu nên bác sĩ chườm đá lên vùng mũi của Phấn và bắt đầu tiêm thuốc tê. Phấn kể, một cảm giác đau nhói khó tả nơi đầu mũi và cảm giác đau mất dần, sau đó là mất cảm giác luôn. Thế nhưng cô vẫn ý thức được mọi chuyện. Bác sĩ cắt mổ, may, gọt sụn căn chỉnh… cô đều nghe thấy hết.

"Một tuần sau cắt chỉ, tháo băng thì mũi bớt sưng hẳn. Ngày đó có cái điện thoại Nokia cảm ứng mà cứ chụp thẳng rồi chụp nghiêng, chụp ngang chụp dọc săm soi cái mũi. Một ngày soi gương không biết bao lần, cảm thấy ưng lắm.

Sau khi sửa mũi mình cảm thấy tự tin về bản thân hơn rất nhiều. Mình bắt đầu chăm chút ngoại hình, công việc cũng thuận lợi hơn. Thế nhưng mình bỗng nhận ra một sự thật phũ phàng: "Mình xấu không phải vì cái mũi, mà bởi gương mặt mình có quá nhiều khuyết điểm".

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 5.

Đi phẫu thuật nhưng Phấn vui như đi trẩy hội

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 6.

Cô cứ nghĩ đến cảnh được đẹp là không còn lo lắng, sợ hãi gì nữa.

Thời gian sau, Phấn có tham dự một buổi triển lãm về ngành thẩm mỹ của Hàn Quốc. Ở đó có rất nhiều thẩm mỹ viện nổi tiếng, có thông dịch viên để Phấn có thể nói chuyện trực tiếp với các chuyên viên tư vấn người Hàn Quốc. Cô như mở mang nhiều hơn kiến thức về phẫu thuật thẩm mỹ, cũng từ đó làm bùng cháy ước muốn được phẫu thuật toàn diện gương mặt của cô.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 7.

Cô mong muốn được thay đổi toàn diện gương mặt.

Bị bạn trai bỏ và quyết định phẫu thuật gương mặt toàn diện

Năm 17 tuổi, Phấn có bạn trai. Yêu nhau được 2 năm thì chia tay với lý do đơn giản là không hợp nhau. Thế nhưng sau đó Phấn mới biết sự thật rằng, bạn trai cô qua lại với một cô gái xinh đẹp hơn.

"Người ta thường nói, không có sự trả thù nào ngọt ngào bằng việc trở nên xinh đẹp hơn cô gái mà anh ta đang cặp kè. Anh ta sẽ tiếc hùi hụi khi gặp lại mình và tự hỏi vì sao mình lại trở nên xinh đẹp như thế kia, trong khi vốn dĩ mình phải đau lòng và vật vã vì chia tay anh ta. Thế là mình bỏ ra một số tiền lớn để đại trùng tu nhan sắc với các dịch vụ nâng ngực, sửa lại mũi, độn cằm".

Sau 3 tháng cơ thể bắt đầu ổn dần, Phấn tiếp tục với tiêm môi, tiêm má, làm răng. Giai đoạn này gương mặt Phấn dần tạm ổn, công việc và các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết. 

Mọi việc đều may mắn, suôn sẻ càng khiến Phấn có một niềm tin mãnh liệt là việc phẫu thuật thẩm mỹ của mình là đúng đắn.

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 8.

Vì bị bạn trai bỏ, Phấn quyết tâm thay đổi hoàn toàn nhan sắc

Năm 2016, Phấn tiếp tục "sự nghiệp" làm đẹp của mình với ca phẫu thuật toàn diện cấu trúc xương mặt. Vì là đại phẫu nên công đoạn chuẩn bị rất kỹ, Phấn phải chụp hình X-quang xương mặt, khám sức khoẻ, đo điện tim, cạo vôi răng vệ sinh khoang miệng, chụp phim phổi.

"Sau một giấc ngủ, tỉnh dậy mặt mình đã băng bó chằng chịt, với hai ống rút dịch dưới mặt, mặt sưng không còn nhận ra là ai. Tất cả vết mổ đều trong khoang miệng nên mình chỉ có thể uống nước và sữa cầm hơi.

Đêm đầu tiên mình ói ra máu, lo lắng hỏi bác sĩ thì được biết đó là hiện tượng bình thường. Nằm lại bệnh viện, mỗi ngày tiêm kháng sinh và kháng viêm 4 lần, ven tay mình sưng to và đau nhức kinh khủng.

Trong một tháng đầu mình không ăn được, chỉ uống sữa và uống yến để lấy sức. Mình sút cân khá nhiều vì trong miệng là vết thương nên cũng không há miệng ra được. 

Sau 4 tháng vết thương mới đỡ sưng nhiều và lúc đó mới có thể ăn uống bình thường. Đau đớn cực khổ là thế nhưng khi nghĩ đến mình sẽ đẹp hơn thì mọi chuyện mình đều có thể chịu đựng được".

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 9.

Sau ca đại phẫu thuật vào năm ngoái, ngoại hình của Phấn đã thay đổi rõ rệt

Sau một qua trình dài phẫu thuật thẩm mỹ cùng số tiền lớn bỏ ra, Phấn đã sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp và gợi cảm. Cô không ngần ngại khoe "thành tích" phẫu thuật thẩm mỹ với mọi người, bởi với cô, đó là một hành trình đáng tự hào. 

Tự hào vì có thể kiếm tiền để thay đổi nhan sắc, tự hào vì nhờ sự can đảm của bản thân mà có thể có cơ hội chạm đến thành công.

Những hình ảnh xinh đẹp hiện tại của Phấn:

15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 10.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 11.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 12.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 13.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 14.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 15.
15 tuổi bắt đầu thẩm mỹ và chi trả hết 900 triệu, cô gái Bến Tre đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh 16.

Ảnh: NVCC

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.