tháng 12 2016

Theo quy định, ngày hôm nay (1-1-2017), 4 tàu cánh ngầm của 2 hãng tàu thuộc Công ty CP tàu cao tốc Vina và Công ty TNHH vận tải Quang Hưng chính thức ngừng hoạt động do hết hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ. Khi nhận được thông tin trên, nhiều du khách tỏ ra tiếc nuối với loại hình vận chuyển bằng đường sông.

 Tàu cánh ngầm rời khỏi cảng là hình ảnh quen thuộc với người dân Vũng Tàu

Tàu cánh ngầm rời khỏi cảng là hình ảnh quen thuộc với người dân Vũng Tàu

Chị Nguyễn Hạnh Minh (38 tuổi, ngụ TP HCM) khá bất ngờ khi nhận được thông tin tàu cánh ngầm không còn hoạt động từ ngày hôm nay. Chị nói: “Tôi rất thích đi tàu cánh ngầm, giá vé có thể cao hơn so với đi xe khách nhưng thời gian di chuyển được rút ngắn, đi tàu lại khá an toàn. Tôi không theo dõi nên không biết kể từ giờ tàu cánh ngầm sẽ ngừng chạy”.

 Những chiếc tàu này đã hết hạn, hiện đã bị ngừng hoạt động sau 20 năm

Những chiếc tàu này đã hết hạn, hiện đã bị ngừng hoạt động sau 20 năm

Một du khách khác thốt lên: “Tôi còn chưa có dịp đi tàu cánh ngầm lần nào, hôm nay tính mua vé để đi thì nhận được tin tàu không còn chạy nữa, tiếc quá”.

Nhiều du khách nước ngoài do không biết tin tàu ngừng hoạt động nên vẫn tới phòng vé để mua và được thông báo vé không còn bán. Du khách cũng rất buồn bởi đây là phương tiện chủ yếu họ dùng để di chuyển giữa TP HCM và TP Vũng Tàu.

 Một du khách nước ngoài tới mua vé và nhận được thông báo tàu đã ngừng chạy

Một du khách nước ngoài tới mua vé và nhận được thông báo tàu đã ngừng chạy

Khoảng 16 giờ chiều qua (31-12), tàu cánh ngầm chạy chuyến cuối cùng kết thúc hơn 20 năm phục vụ. Để nhớ đến loại hình vận chuyển hành khách lâu năm, một số vị khách đã đi chuyến kỷ niệm cuối cùng trước khi bước sang năm mới, hơn 100 nhân viên phục vụ của hai hãng tàu cũng phải kết thúc công việc mà họ đã gắn bó nhiều năm qua.

 Những du khách cuối cùng từ TP HCM xuống Vũng Tàu bằng tàu cánh ngầm

Những du khách cuối cùng từ TP HCM xuống Vũng Tàu bằng tàu cánh ngầm

 Và những nhân viên cũng phục du khách chuyến cuối cùng

Và những nhân viên cũng phục du khách chuyến cuối cùng

 Hơn 100 nhân viên cũng tìm việc khác sau khi tàu ngừng hoạt động

Hơn 100 nhân viên cũng tìm việc khác sau khi tàu ngừng hoạt động

 Hình ảnh tàu đón khách từ Vũng Tàu đi TP HCM khi trên sông

Hình ảnh tàu đón khách từ Vũng Tàu đi TP HCM khi trên sông

Tin, ảnh: Ngọc Giang

Trưa 1-1, ông Ngô Anh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông cho biết lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm 3 người mất tích trên hồ thủy điện Đắk N’Teng (thôn 3A, xã Quảng Sơn).

 Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm những người mất tích. Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm những người mất tích. Ảnh minh họa

Trước đó, khoảng 7 giờ 30 phút ngày 1-1, anh Đặng Anh Quốc (SN 1980), chị Lý Thị Mai (SN 1984, vợ anh Quốc) cùng 2 con là Đặng Anh Giáp (SN 2007), Đặng Thị Thảo Vy (SN 2011) và Vĩ Văn Tiến (SN 1987, em vợ anh Quốc) cùng đi trên 1 chiếc thuyền để qua hồ thủy điện Đắk N’Teng. Theo một số người dân, do chiếc thuyền gỗ của gia đình anh Quốc chở quá nặng, 5 người cùng hơn 1 tấn cà phê, khi ra khỏi bờ khoảng 40 mét thì gặp gió lớn nên bị lật thuyền.

Theo ông Sáng, hôm qua gia đình anh Quốc đi hái cà phê ở rẫy rồi ngủ lại qua qua đêm, sáng nay chở cà phê về thì gặp nạn. Sau khi phát hiện chiếc thuyền bị lật, người dân xung quanh đã bơi ra cứu được chị Lý Thị Mai và em Đặng Thị Thảo Vy. Hiện sức khỏe của 2 mẹ con chị Mai đã tạm ổn. “Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích gặp nhiều khó khăn do nước rất sâu, lạnh và gió lớn” - ông Sáng cho biết thêm.

C. Nguyên

Theo ghi nhận của chúng tôi, do Tết dương lịch năm nay rơi vào ngày cuối tuần cùng với thời tiết mát mẻ nên có rất đông khách hành hương từ khắp nơi chọn miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để tham quan vãn cảnh và cầu mong cho năm mới được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.

Chị Nguyễn Thị Thắm ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cho biết do được nghỉ Tết dương lịch dài ngày nên vợ chồng chị rủ thêm một số bạn bè, người thân đi vía Bà để cầu mong cho năm mới được nhiều may mắn. Sau đó, nhóm của chị Thắm sẽ thực hiện tour du lịch cá nhân vào khu du lịch Núi Cấm ở huyện Tịnh Biên gần đó để vãn cảnh núi non trước khi đi tắm biển tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Còn ông Trần Văn Đại ở xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, cho biết đây là lần đầu tiên ông có dịp được đến Núi Sam để vía Bà Chúa Xứ theo “mách bảo” của người thân để cầu mong cho sức khỏe được dồi dào. Ông Đại cũng quyết định mua một vài kg khô, mắm cá lóc đặc sản của vùng Châu Đốc để mang về làm quà cho người thân.

Ông Huỳnh Văn Đường, Trưởng Ban Quản trị Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, cho biết dù hiện tại chưa vào mùa vía Bà (từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch) nhưng lượng khách hành hương về đây khá đông. Hiện Ban Quản trị cũng đang làm lại cổng sau miếu Bà cho rộng và đẹp hơn. Đặc biệt, khách hành hương đến vía Bà vào những ngày cuối tuần như thế này sẽ được chiêm ngưỡng chiếc vòng đeo cổ “khủng” của Bà có trọng lượng hơn 160 lượng (tương đương 6 kg vàng).

Một số hình ảnh do phóng viên ghi được tại Khu Du lịch Núi Sam vào sáng 1-1:

 Từ 11 giờ sáng nay, khách hành hương bắt đầu nhộn nhịp trên đường vào miếu Bà.

Từ 11 giờ sáng nay, khách hành hương bắt đầu nhộn nhịp trên đường vào miếu Bà.

 Khách nước ngoài cũng đến đây để tham qua, tìm hiểu.

Khách nước ngoài cũng đến đây để tham qua, tìm hiểu.

 Khách đến đây vào những ngày cuối tuần sẽ được an toàn hơn vì chính quyền địa phương chọn con đường phía sau miếu Bà làm tuyến đi bộ.

Khách đến đây vào những ngày cuối tuần sẽ được an toàn hơn vì chính quyền địa phương chọn con đường phía sau miếu Bà làm tuyến đi bộ.

 Khách hành hương sẽ không phải chịu cảnh bị chặt chém nếu như mua đồ cúng Bà tại những nơi mua bán cố định như thế này.

Khách hành hương sẽ không phải chịu cảnh bị "chặt chém" nếu như mua đồ cúng Bà tại những nơi mua bán cố định như thế này.

 Nhiều người mang heo quay đến để tạ lễ Bà sau khi làm ăn phát đạt.

Nhiều người mang heo quay đến để "tạ lễ" Bà sau khi làm ăn phát đạt.

 Tranh thủ dùng tạm món gì đó để lót dạ trước khi vào chánh điện cúng Bà.

Tranh thủ dùng tạm món gì đó để lót dạ trước khi vào chánh điện cúng Bà.

 Nhiều người rất thành tâm cầu mong cho năm mới được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.

Nhiều người rất thành tâm cầu mong cho năm mới được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.

 Nhiều người tỏ ra vô cùng phấn khởi sau khi được thỉnh lộc Bà.

Nhiều người tỏ ra vô cùng phấn khởi sau khi được thỉnh "lộc Bà".

 Khách tùy hỷ đóng góp tiền tại thùng công ích sau khi thỉnh được lộc Bà.

Khách tùy hỷ đóng góp tiền tại thùng công ích sau khi thỉnh được "lộc Bà".

 Có người còn vuốt vào chân sư ông đặt tại khu chánh điện để cầu mong sức khỏe dồi dào

Có người còn vuốt vào chân "sư ông" đặt tại khu chánh điện để cầu mong sức khỏe dồi dào

 Mắm Châu Đốc luôn được khách chọn mua mang về quê làm quà cho người thân, bạn bè.

Mắm Châu Đốc luôn được khách chọn mua mang về quê làm quà cho người thân, bạn bè.

 Nhiều bạn trẻ cũng tỏ ra thích thú với các món mắm.

Nhiều bạn trẻ cũng tỏ ra thích thú với các món mắm.

 Đặc sản thốt nốt của vùng Bảy Núi cũng có mặt tại đây để phục vụ khách với giá chỉ 30.000 đồng/kg.

Đặc sản thốt nốt của vùng Bảy Núi cũng có mặt tại đây để phục vụ khách với giá chỉ 30.000 đồng/kg.

Tin-ảnh: T.Nốt

Đông đảo tầng lớp nhân dân đồng tình việc Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết nguyên đán 2017, trong đó có nội dung yêu cầu các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, người dân kỳ vọng từ chỉ đạo này, Chính phủ thiết lập cơ chế giám sát bộ máy nhà nước, quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Người dân đồng tình

Cùng với chỉ thị của Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TƯ về việc tổ chức Tết năm 2017. Theo đó, lãnh đạo Đảng, nhà nước; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương cũng không chúc Tết trung ương dưới mọi hình thức. Có thể nói chỉ đạo “nói không với quà Tết” của Đảng, Chính phủ được người dân hết sức đồng tình.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định chủ trương “không ra Hà Nội”, không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo là việc công khai, có sự tham gia giám sát của cán bộ, đảng viên, nhân dân, báo chí… Tuy nhiên, hiệu quả của chủ trương này cần sự tự giác của chính mỗi cán bộ, đảng viên, địa phương, cơ quan, đơn vị. Quan trọng hơn, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây là biện pháp cần thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 mà cả nước đang ra sức thực hiện. “Do vậy, nếu cá nhân, tập thể nào vẫn về Hà Nội, đi đến các nơi tặng quà, chúc Tết thì sẽ yêu cầu trở về và nêu tên cho báo chí, thông báo với cơ quan chức năng, có biện pháp xử lý nghiêm” - ông Dũng quả quyết.

Theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, mặc dù là năm đầu tiên trung ương, Chính phủ thực hiện chủ trương “không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo”, “không về Hà Nội chúc Tết” nhưng tinh thần là nghiêm túc, dứt khoát và không thể nào khác. “Ban Bí thư, Thủ tướng đã có chỉ thị thì cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu thực hiện. Việc làm này sẽ duy trì thường xuyên, xóa bỏ cái nếp cũ thành truyền thống cứ đến Tết là về Hà Nội tặng quà. Bây giờ phải thay đổi, đồng loạt, quyết tâm thì sẽ làm được” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng còn cho rằng chủ trương này sẽ tạo ra tiền lệ “xã không phải lên huyện, huyện không phải lên tỉnh, tỉnh không phải lên trung ương và bộ - ngành” để tập trung vào làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp và chăm lo người nghèo, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là xây dựng Chính phủ phục vụ, kiến tạo, liêm chính và hành động.

Địa phương… mừng!

Từ lâu, đã trở thành nếp, cứ năm hết Tết đến, các “đoàn công tác” đến Hà Nội, rồng rắn xếp hàng chờ vào các bộ, cơ quan để chúc Tết. Phía sau những lời chúc sức khỏe tốt đẹp ngày Tết, đâu đó là những “phần quà cảm ơn” cho “anh Năm”, “chị Bảy”. Vì vậy, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng được lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị hết sức ủng hộ, xem như trút đi gánh nặng “chăm lo Tết” (dù rằng có nhiều cách để “tặng quà” mà không cần đợi đến Tết).

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng quan điểm của tỉnh là các lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng. “Không phải năm nay có chỉ đạo của Thủ tướng chúng tôi mới thực hiện mà những năm trước cũng tuyệt nhiên không có chuyện đó” - ông Xứng cam đoan. Theo ông Xứng, ngoài việc không ra Hà Nội chúc Tết, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, ông cũng vừa ký ban hành chỉ thị yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện thị, thành phố không mang hoa, tiền, quà đến chúc Tết cấp trên; không sử dụng công quỹ nhà nước để tổ chức liên hoan, tham quan du lịch, lễ hội, không sử dụng xe công để phục vụ nhu cầu cá nhân.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng việc Thủ tướng yêu cầu các địa phương không ra Hà Nội chúc Tết, tặng quà cho Thủ tướng và lãnh đạo các bộ - ngành là hết sức đúng đắn, được dư luận đồng tình và tỉnh Quảng Nam thực hiện đúng theo chỉ đạo.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng khẳng định chỉ đạo của Thủ tướng là một chủ trương đúng đắn, hợp tình hợp lý. Thay vì bận tâm đi chúc Tết, địa phương sẽ dồn sức chăm lo cho nhân dân. Không ra Hà Nội, Thành ủy Đà Nẵng cũng quán triệt đến các sở - ngành, quận - huyện, nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên cũng như sử dụng tài sản công cho hoạt động cá nhân vào dịp Tết.

“Ngăn chặn tặng quà Tết vừa không làm mất thời gian của các địa phương, đơn vị lại chống được lãng phí” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ.

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ):

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ):

Cấp trên nghiêm, cấp dưới làm theo

Việc nhận quà, tặng quà Tết vốn bị biến tướng nên chỉ thị của Thủ tướng cũng là một trong những giải pháp về phòng ngừa tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng. Việc này cũng làm giảm tải trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trong dịp Tết.

Nếu các cấp mà thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng thì chắc chắn hiệu quả. Muốn làm được, cần có vai trò của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, thực hiện cho tốt. Một cán bộ dưới quyền đi chúc Tết thì phải xử lý, chứ tình trạng “cấp dưới không cấm, cấp trên được quyền” thì không được.

Cần có cơ chế giám sát thực hiện chỉ đạo cấm tặng quà Tết từ các địa phương và quyết liệt thực hiện thì mới có hiệu quả. Việc giám sát tại các địa phương đã có các ban Đảng, đại biểu Quốc hội, HĐND, MTTQ… Nhưng muốn giám sát tốt thì người đứng đầu phải nêu gương. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền phải tự mình làm trước. Nếu ai đó vi phạm phải xử lý cho nghiêm. Càng cao càng phải xử lý nghiêm thì mới cảnh báo, giáo dục được. Cấp trên nghiêm thì cấp dưới hoan nghênh làm theo, đỡ phải mất tiền, mất thời gian.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế:

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế:

Phải làm thường xuyên, lâu dài

Tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc không ra Hà Nội tặng quà, chúc Tết. Tỉnh cũng quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức về việc không được thăm, tặng quà cho lãnh đạo tỉnh vào dịp Tết.

Chỉ thị của Thủ tướng được người dân đồng tình và chính họ cùng với các tổ chức đoàn thể sẽ giám sát việc này. Ngăn chặn, xóa bỏ việc lợi dụng Tết để tặng quà là biện pháp cần thiết trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải làm thường xuyên, lâu dài và bền bỉ của các cấp chính quyền. Trên tinh thần đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng đã có chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát thực hiện ngay nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, nghiêm cấm việc lợi dụng để tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng nhân hội nghị tổng kết, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng; khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác… để ăn uống, tiệc tùng xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong dư luận xã hội. Nghiêm cấm việc lợi dụng để “biếu xén”, tặng quà với động cơ vụ lợi và dứt khoát không ra Hà Nội chúc Tết, tặng quà như chỉ đạo của Thủ tướng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đề nghị người dân, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện. Nếu trường hợp nào vi phạm thì phải kịp thời xử lý.

H.Nội - Q.Nhật ghi

nhóm phóng viên

Trong 2 ngày 30 và 31-12, tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh” (1-1-1997/1-1-2017). Dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có chuyến thăm và làm việc tại 2 tỉnh này.

Sau 20 năm tái lập, bằng sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Bạc Liêu đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Nổi bật là việc áp dụng công nghệ cao vào việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Bạc Liêu hiện cũng là tỉnh đi đầu trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung về mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Hiện tỉnh này đang hướng tới mục tiêu thành thủ phủ nuôi tôm công nghệ cao của cả nước.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Ngoài ra, định hướng phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường đang được tỉnh này thực hiện khá thành công trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, với bờ biển dài 56 km, Bạc Liêu muốn biến nơi đây thành thủ phủ của điện gió. Bởi lẽ, lãnh đạo và người dân tỉnh này không chấp nhận bất cứ dự án đầu tư nào gây tổn hại đến môi trường, cụ thể là nhiệt điện.

Trong 20 năm tái lập, Bạc Liêu đã thành công thu hút đầu tư được Nhà máy điện gió có tổng công suất 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm, vốn đầu tư 5.217 tỷ đồng. Đồng thời đang chuẩn bị khởi công giai đoạn tiếp theo với tổng công suất 142MW, tổng mức đầu tư dự kiến 8.850 tỷ đồng…

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà cho trẻ em và người có công ở Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà cho trẻ em và người có công ở Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

So với thời điểm mới tái lập tỉnh, các chỉ số trong sản xuất không ngừng tăng cao. Cụ thể, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản tăng gấp 6 lần; diện tích sản xuất lúa, mặc dù được thu hẹp đi một nửa nhưng sản lượng lại tăng gấp 2 lần, đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Đặc biệt, sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 9/49 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, huyện Phước Long với 7/7 xã đã hoàn thành các tiêu chí và trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt trên 15.000 tỷ đồng, tăng 24 lần so với năm 1997. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2016 đạt trên 40.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 450 triệu USD, tăng gần 8 lần so với năm 1997.

 Bạc Liêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Ảnh: DUY NHÂN

Bạc Liêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Ảnh: DUY NHÂN

Du lịch có nhiều khởi sắc, lượng khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu mỗi năm một tăng. Năm 2016 đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 20 lần so với năm 1997...

Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 ước đạt gần 23.000 tỷ đồng, tăng 10 lần so với năm 1997. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 8 lần so với năm 1997. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2016 ước đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 20 lần so với năm 1997.

Ông Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho biết: “Bạc Liêu phải tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ cho phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản. Cần khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” và định hướng xây dựng “Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước” theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ”.

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh này đã đạt được trong thời gian qua và lưu ý, trong thời gian tới còn rất nhiều thách thức đang đặt ra cho tỉnh. “Bạc Liêu cần tập trung phát huy thế mạnh của mình. Chú trọng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng hiệu quả, bền vững. Phải phát triển nhanh các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất– chế biến– tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đưa Bạc Liêu thành một tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững. Phát triển và nhân rộng các mô hình lúa– tôm kết hợp, nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh... Đưa ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

 Bạc Liêu thành công với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Bạc Liêu thành công với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Bên cạnh đó, người đứng đầu Quốc hội cũng yêu cầu Bạc Liêu cần tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng hơn để thu hút đầu tư. Cần đẩy mạnh liên kết vùng, liên vùng và quan tâm phát triển nguồn nhân lực hơn trong thời gian tới.

Tối 31-12, tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã nêu bật những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Cà Mau nỗ lực phấn đấu trong 20 năm. Từ một tỉnh nghèo khi mới tái lập, hiện Cà Mau đã trở thành một trong 4 tỉnh trọng điểm vùng ĐBSCL.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, biểu dương những thành tựu nổi bật 20 năm qua mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã đạt được; đề nghị các bộ, ngành Trung ương và các địa phương cả nước tiếp tục hỗ trợ Cà Mau trong quá trình hội nhập, phát triển thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Tăng cường liên kết vùng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm phát huy lợi thế, tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển; liên kết, hợp tác tích cực phát triển với các địa phương vùng ĐBSCL; tập trung hơn nữa vào các lĩnh vực thế mạnh, như: Khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển đảo. Phát triển mô hình nuôi tôm năng suất cao, xứng tầm là “vựa tôm” của cả nước; sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao chất lượng, giá trị các mặt hàng nông sản…

DUY NHÂN

 Sơ đồ lưu thông phân luồn giai đoạn 2 nút giao thông phíaTây cầu sông Hàn

Sơ đồ lưu thông phân luồn giai đoạn 2 nút giao thông phíaTây cầu sông Hàn

Ngày 1-1, Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông TP Đà Nẵng, cho biết UBND thành phố có Công văn số 10580/UBND-SGTVT ngày 30/12/2016 thống nhất phương án phân luồng giao thông để thi công công trình Nút giao thông phía Tây Cầu sông Hàn - Giai đoạn 2. Theo đó, phương án phân luồng giao thông giai đoạn ,2 cơ bản như ở giai đoạn 1, chỉ bổ sung, điều chỉnh một số nội dung sau: Đối với đường Trần Phú (đoạn từ Quang Trung đến Phan Đình Phùng) sẽ không cho thông xe trên đường Trần Phú qua nút phía Tây cầu sông Hàn (chỉ cho phép lưu thông nội bộ đường Trần Phú trong đoạn này), đồng thời sẽ bố trí barie tại 2 phía nút Trần Phú – Quang Trung và nút Trần Phú – Phan Đình Phùng để hướng dẫn cho các phương tiện. Đối với đường Bạch Đằng (đoạn từ Quang Trung đến Phan Đình Phùng): Tổ chức giao thông 2 chiều đường Bạch Đằng đoạn từ Quang Trung đến Phan Đình Phùng bằng cọc su và dải phân cách mềm (chú ý có hệ thống đèn nháy để cảnh báo sớm cho các phương tiện từ xa); hạn chế tốc độ 30Km/h đối với các phương tiện qua đoạn tuyến trên, đồng thời cấm đỗ xe 24/24 trên đường Bạch Đằng đoạn từ Quang Trung đến Phan Đình Phùng.

Cầu sông Hàn sẽ lưu thông 2 chiều trở lại vào ngày 10-1

Cầu sông Hàn sẽ lưu thông 2 chiều trở lại vào ngày 10-1

Đặc biệt, chính thức tổ chức giao thông trở lại 2 chiều qua cầu sông Hàn và đường Lê Duẩn (trên hầm kín đã thi công xong). Tuy nhiên, cấm xe ô tô qua cầu sông Hàn trong giờ cao điểm từ 7 giờ đến 8và từ 17 giờ đến 18giờ (như trước khi thi công nút Tây cầu sông Hàn). Tổ chức giao thông 1 chiều Phan Đình Phùng đoạn Bạch Đằng – Trần Phú (hướng đi từ đường Bạch Đằng đến đường Trần Phú). Điều chỉnh tổ chức giao thông đường Quang Trung 1 chiều đoạn từ Trần Phú – Bạch Đằng, hướng đi từ Trần Phú – Bạch Đằng. Ngoài ra, các xe buýt tham gia giao thông trong khu vực phân luồng đã có lộ trình riêng được UBND thành phố thống nhất.

Được biết, công trình Nút giao thông phía Tây Cầu Sông Hàn, có tổng vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng, chính thức khởi công tháng 10-2016 và dự kiến sẽ hoàn thành trước 30-4-2017.

H. Dũng

Trong 2 ngày 30 và 31-12, tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh” (1-1-1997/1-1-2017). Dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có chuyến thăm và làm việc tại 2 tỉnh này.

Sau 20 năm tái lập, bằng sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Bạc Liêu đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Nổi bật là việc áp dụng công nghệ cao vào việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Bạc Liêu hiện cũng là tỉnh đi đầu trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung về mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Hiện tỉnh này đang hướng tới mục tiêu thành thủ phủ nuôi tôm công nghệ cao của cả nước.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Ngoài ra, định hướng phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường đang được tỉnh này thực hiện khá thành công trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, với bờ biển dài 56 km, Bạc Liêu muốn biến nơi đây thành thủ phủ của điện gió. Bởi lẽ, lãnh đạo và người dân tỉnh này không chấp nhận bất cứ dự án đầu tư nào gây tổn hại đến môi trường, cụ thể là nhiệt điện.

Trong 20 năm tái lập, Bạc Liêu đã thành công thu hút đầu tư được Nhà máy điện gió có tổng công suất 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm, vốn đầu tư 5.217 tỷ đồng. Đồng thời đang chuẩn bị khởi công giai đoạn tiếp theo với tổng công suất 142MW, tổng mức đầu tư dự kiến 8.850 tỷ đồng…

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà cho trẻ em và người có công ở Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà cho trẻ em và người có công ở Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: DUY NHÂN

So với thời điểm mới tái lập tỉnh, các chỉ số trong sản xuất không ngừng tăng cao. Cụ thể, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản tăng gấp 6 lần; diện tích sản xuất lúa, mặc dù được thu hẹp đi một nửa nhưng sản lượng lại tăng gấp 2 lần, đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Đặc biệt, sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 9/49 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, huyện Phước Long với 7/7 xã đã hoàn thành các tiêu chí và trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt trên 15.000 tỷ đồng, tăng 24 lần so với năm 1997. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2016 đạt trên 40.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 450 triệu USD, tăng gần 8 lần so với năm 1997.

 Bạc Liêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Ảnh: DUY NHÂN

Bạc Liêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Ảnh: DUY NHÂN

Du lịch có nhiều khởi sắc, lượng khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu mỗi năm một tăng. Năm 2016 đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 20 lần so với năm 1997...

Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 ước đạt gần 23.000 tỷ đồng, tăng 10 lần so với năm 1997. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 8 lần so với năm 1997. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2016 ước đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 20 lần so với năm 1997.

Ông Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho biết: “Bạc Liêu phải tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ cho phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản. Cần khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” và định hướng xây dựng “Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước” theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ”.

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh này đã đạt được trong thời gian qua và lưu ý, trong thời gian tới còn rất nhiều thách thức đang đặt ra cho tỉnh. “Bạc Liêu cần tập trung phát huy thế mạnh của mình. Chú trọng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng hiệu quả, bền vững. Phải phát triển nhanh các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất– chế biến– tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đưa Bạc Liêu thành một tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững. Phát triển và nhân rộng các mô hình lúa– tôm kết hợp, nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh... Đưa ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

 Bạc Liêu thành công với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Bạc Liêu thành công với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Bên cạnh đó, người đứng đầu Quốc hội cũng yêu cầu Bạc Liêu cần tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng hơn để thu hút đầu tư. Cần đẩy mạnh liên kết vùng, liên vùng và quan tâm phát triển nguồn nhân lực hơn trong thời gian tới.

Tối 31-12, tại lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã nêu bật những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Cà Mau nỗ lực phấn đấu trong 20 năm. Từ một tỉnh nghèo khi mới tái lập, hiện Cà Mau đã trở thành một trong 4 tỉnh trọng điểm vùng ĐBSCL.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, biểu dương những thành tựu nổi bật 20 năm qua mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã đạt được; đề nghị các bộ, ngành Trung ương và các địa phương cả nước tiếp tục hỗ trợ Cà Mau trong quá trình hội nhập, phát triển thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Tăng cường liên kết vùng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm phát huy lợi thế, tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển; liên kết, hợp tác tích cực phát triển với các địa phương vùng ĐBSCL; tập trung hơn nữa vào các lĩnh vực thế mạnh, như: Khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển đảo. Phát triển mô hình nuôi tôm năng suất cao, xứng tầm là “vựa tôm” của cả nước; sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao chất lượng, giá trị các mặt hàng nông sản…

DUY NHÂN

 Khách Trung Quốc tham quan ở Khánh Hòa

Khách Trung Quốc tham quan ở Khánh Hòa

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12-2016 đạt 897.300 lượt, giảm 4,2% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 10,01 triệu lượt, tăng 26% so với năm trước (tăng hơn 2 triệu lượt khách). Trong năm 2016, với các chính sách, nỗ lực thu hút khách du lịch được triển khai như miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ mạng e-marketing, triển khai chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình, phương tiện truyền thông, đại chúng, theo cơ quan thống kê, lần đầu tiên Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần lượng khách quốc tế đến nước ta năm 2010.

Trong đó, riêng lượng khách Trung Quốc đã đạt hơn 2,69 triệu lượt tăng 51,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng kỷ lục của khách Trung Quốc đến Việt Nam trong những năm qua. Năm ngoái, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam chỉ hơn 1,78 triệu lượt.

Đáng lưu ý, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam hiện chiếm hơn 1/5 tổng lượng khách quốc tế từ khắp các thị trường. Gần đây, hàng không cũng liên tục mở các đường bay thẳng từ các tỉnh, thành phố của Trung Quốc tới những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Nha Trang, TP HCM, Phú Quốc… kích thích nhu cầu của du khách Trung Quốc tới nước ta.

Thái Phương

Đây là nhận định của Ngân hàng HSBC Việt Nam trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 1-2017, được phát hành vào ngày đầu tiên của năm mới.

Theo đó, mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, sản xuất công nghiệp trong suốt 11 tháng năm 2016 đã tăng trung bình 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Dù tốc độ có chậm hơn so với kết quả đã từng đạt được trong năm 2015 nhưng Bộ Công Thương cũng kỳ vọng trong năm 2017 ngành sẽ thực hiện tốt hơn. Trong khi sản lượng của ngành khai khoáng mỏ đã giảm mạnh, nhưng được “cứu tinh” bởi lĩnh vực sản xuất - hiện đang chiếm khoảng 3/4 của toàn ngành công nghiệp - bù trừ với tăng trưởng ấn tượng hai chữ số.

Sức mạnh của lĩnh vực sản xuất cũng được lặp lại trong kết quả chỉ số PMI ngành sản xuất. Các điều kiện hoạt động cải thiện mỗi tháng (trên 50 điểm) trong suốt 12 tháng qua, và chỉ số PMI mới nhất đang ở mức tốt nhất trong 18 tháng qua. Chỉ số cao của tháng 11 có được là nhờ đơn đặt hàng mới tăng mạnh và sản lượng nói chung phục hồi tốt. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng với tốc độ nhanh nhất, theo những doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhu cầu khách hàng đã cải thiện ở cả trong lẫn ngoài nước.

 Đơn đặt hàng xuất khẩu đã cải thiện hơn

Đơn đặt hàng xuất khẩu đã cải thiện hơn

Theo khối nghiên cứu HSBC, sự tự tin trong ngành này còn được khẳng định thêm nhờ quyết định tuyển thêm nhân viên của các doanh nghiệp và tích lũy hàng tồn kho ở cả những mặt hàng tiền sản xuất và thành phẩm. Những kết quả này thể hiện mong muốn có được nhu cầu cao hơn, và từ đó tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong các quý tới.

Một vấn đề được báo cáo của HSBC đề cập là lạm phát, có nên lo hay không trong thời gian tới? Cụ thể, các chuyên gia của ngân hàng này cho biết họ lưu ý hơn về lạm phát. Trong tháng 11, lạm phát đã tăng từ 4,1% trong tháng 10 lên 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chủ yếu là do hai yếu tố đột xuất như chi phí giáo dục và chăm sóc sức khỏe cao hơn. Và khi loại bỏ sự ảnh hưởng của những “yếu tố đột xuất”, lạm phát có vẻ trở nên nhẹ nhàng khiến những ai quan tâm thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng thực tế, tình hình lạm phát tăng gần đây không diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt. Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không là mối lo ngại hoàn toàn. Và đà tăng những số liệu hoạt động dường như kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Linh Anh

Sáng 1-1, Cảng Đà Nẵng tổ chức lễ công bố tấn hàng thứ 7,25 triệu tấn của năm 2016 và đón tấn hàng đầu năm 2017. Những tấn hàng đầu tiên của năm 2017 qua Cảng Đà Nẵng là hàng trên tàu Bindi Ipsa, quốc tịch Panama.

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng đầu năm 2017

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng đầu năm 2017

Theo báo cáo của Công ty CP Cảng Đà Nẵng, kết thúc năm 2016, sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng chính thức đạt mốc 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với 2015, trong đó sản lượng container của năm 2016 đạt khoảng 320.000 Teus, tăng 24% so với cùng kỳ 2015.

Cẩu container hiện đại tại Cảng Đà Nẵng

Cẩu container hiện đại tại Cảng Đà Nẵng

Như vậy, trong suốt 5 năm qua, Cảng Đà Nẵng luôn giữ được sự tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng sản lượng hàng hóa bình quân hàng năm là 13%, riêng mặt hàng container luôn tăng trưởng ổn định ở mức 22%. Ngoài ra, trong năm 2016, Cảng Đà Nẵng cũng đón 73 lượt tàu du lịch với 135.000 khách và thuyền viên cập cảng. Đáng chú ý, trong quí 4-2016, Cảng Đà Nẵng đã hoàn thành việc nâng cấp bến số 5 và bắt đầu đón tàu du lịch Genting Dream với chiều dài 335m, sức chứa 3.500 khách, cập Cảng Đà Nẵng định kỳ hàng tuần.

Tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

Tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

Trong năm 2016, cũng đã khởi công xây dựng dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư hơn 1000 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành vào tháng 2-2018.

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng thứ 7,25 triệu tấn

Cảng Đà Nẵng thu hút hàng hóa

Sáng cùng ngày, Công ty CP Cảng Đà Nẵng tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

H. Dũng

Hiện trường vụ tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn.

 Khoảng 17 giờ chiều ngày 31-12, ông Nguyễn Văn Hùng (52 tuổi, quê Bình Thuận) diều khiển xe máy mang BKS 86F1 - 5833 lưu thông trên đại lộ Phạm Văn Đồng hướng từ công viên Gia Định (quận Gò Vấp) về cầu Gò Dưa (quận Thủ Đức).

Khi vừa qua cầu Bình Lợi (quận Thủ Đức, TP HCM), xe máy do ông Hùng điều khiển bất ngờ xảy ra va chạm với 1 xe máy khác đang chạy cùng chiều.

Cú va chạm khiến ông Hùng và phương tiện té ngã xuống đường, nạn nhân bị văng ra xa, bất tỉnh tại chỗ. Người điều khiển xe máy liên quan đến vụ tai nạn nhanh chóng bỏ chạy khỏi hiện trường. Người dân phát hiện liền đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng quận Thủ Đức nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, điều tra vụ việc.

Gia Minh - Hòa Hiệp

Sáng 1-1, Cảng Đà Nẵng tổ chức lễ công bố tấn hàng thứ 7,25 triệu tấn của năm 2016 và đón tấn hàng đầu năm 2017. Những tấn hàng đầu tiên của năm 2017 qua Cảng Đà Nẵng là hàng trên tàu Bindi Ipsa, quốc tịch Panama.

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng đầu năm 2017

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng đầu năm 2017

Theo báo cáo của Công ty CP Cảng Đà Nẵng, kết thúc năm 2016, sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng chính thức đạt mốc 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với 2015, trong đó sản lượng container của năm 2016 đạt khoảng 320.000 Teus, tăng 24% so với cùng kỳ 2015.

Cẩu container hiện đại tại Cảng Đà Nẵng

Cẩu container hiện đại tại Cảng Đà Nẵng

Như vậy, trong suốt 5 năm qua, Cảng Đà Nẵng luôn giữ được sự tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng sản lượng hàng hóa bình quân hàng năm là 13%, riêng mặt hàng container luôn tăng trưởng ổn định ở mức 22%. Ngoài ra, trong năm 2016, Cảng Đà Nẵng cũng đón 73 lượt tàu du lịch với 135.000 khách và thuyền viên cập cảng. Đáng chú ý, trong quí 4-2016, Cảng Đà Nẵng đã hoàn thành việc nâng cấp bến số 5 và bắt đầu đón tàu du lịch Genting Dream với chiều dài 335m, sức chứa 3.500 khách, cập Cảng Đà Nẵng định kỳ hàng tuần.

Tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

Tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

Trong năm 2016, cũng đã khởi công xây dựng dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư hơn 1000 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành vào tháng 2-2018.

Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng thứ 7,25 triệu tấn

Cảng Đà Nẵng thu hút hàng hóa

Sáng cùng ngày, Công ty CP Cảng Đà Nẵng tổ chức khai trương cẩu container QCC 3.

H. Dũng

Lê Thiện Hiếu

Lê Thiện Hiếu

Phóng viên: Bạn trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc, bạn nghĩ gì về điều này?

- Lê Thiện Hiếu: Trở thành hiện tượng sau “Ông bà anh” là điều thực sự may mắn đối với Hiếu. Nhưng điều đó không nói lên gì cả. Con đường phía trước vẫn là một hành trình đầy bí ẩn mà ở đó, nếu bạn muốn gọi tên bạn phải luôn tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa. Nói thật, tôi cũng thấy mình có ưu thế hơn nhiều bạn khác khi ngay điểm xuất phát đã có nhiều thuận lợi như thế này. Không chỉ Hiếu mà nhiều người khác cũng sẽ nghĩ đây chính là đòn bẩy cho con đường sáng tác của Hiếu thêm rộng mở. Nhưng, thực tế đã chứng minh, một bản hit (ca khúc ăn khách) để đời chỉ là dấu son ghi dấu sự xuất hiện của một cá nhân mà thôi. Nhớ đến những khoảnh khắc ca khúc "Ông bà anh" được yêu mến, bản thân tôi cũng không ngờ cảm xúc cá nhân lại là sự đồng cảm của nhiều người đến thế. Dù vậy, chưa thể được gọi là nghệ sĩ chỉ với một bản hit. Tôi cần phải có cả một quá trình cống hiến và sáng tạo nữa để chứng minh niềm tin ban đầu mà mọi người đặt nơi tôi là có lý do, là đúng, là hợp lý. Với tôi, thành công là khi được sống trong lòng khán giả kia.

Trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc Ông bà anh

Trở thành hiện tượng với chỉ một ca khúc Ông bà anh

*Bạn đã đến với âm nhạc như thế nào nhỉ?

- Một cách không thể tự nhiên hơn. Người ta thường nói rằng: “âm nhạc chính là liều thuốc chữa lành mọi thứ. Và khi cô đơn nhất bạn sẽ thẩm thấu mọi lời ca một cách sâu sắc nhất”. Tôi cũng thế. Âm nhạc chính là thuốc của bản thân tôi ở mọi hoàn cảnh: buồn-vui, ngay từ lúc rất bé. Tôi nghe nhạc và hát theo như một thói quen. Dần dần tôi yêu hát lúc nào không hay, rồi đam mê ngày một lớn hơn, hình thành nên Lê Thiện Hiếu của bây giờ.

Nếu tiếp tục theo dõi Lê Thiện Hiếu, khán giả tiếp tục bị chinh phục bởi âm nhạc cực chất mà anh đem đến

Nếu tiếp tục theo dõi Lê Thiện Hiếu, khán giả tiếp tục bị chinh phục bởi âm nhạc cực chất mà anh đem đến

* Nhưng nếu là một nghệ sĩ đích thực, hẳn năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê thôi chưa đủ?

- Hiện tại đang trong cuộc thi nên tôi chưa có nhiều thời gian để dành cho việc theo học âm Nhạc bài bản. Thay vào đó, Hiếu vẫn tranh thủ trao đổi, làm việc với anh Lê Minh Sơn. Hiếu học hỏi được ở anh Sơn rất nhiều điều độc đáo và thú vị. Chắc chắn sau này, Hiếu sẽ chuyên tâm đi học nhạc thật đàng hoàng, sẽ phát triển sự nghiệp theo hướng nhạc sĩ.

* Bạn xây dựng hình tượng âm nhạc như thế nào cho cái tên Lê Thiện Hiếu trong tương lai ở thị trường âm nhạc?

-Một Lê Thiện Hiếu trong và lành. Nói thật, với bất kỳ ai, nếu đã chọn nghệ thuật làm nghề, thậm chí là nghiệp, tôi đồ rằng “người đó đôi ba lần mơ ước đến vị trí ngôi sao”. Tôi cũng vậy. Tôi may mắn được mọi người gọi tên bằng “hiện tượng” với ca khúc “ông bà anh”, tôi vui đến tận lúc này và mãi mãi sau này, đó là niềm tự hào bất tận. Niềm vui của một đứa tí tuổi đầu và có thành tựu được đặt tên đấy. Nhưng tôi cũng hiểu, “hiện tượng” và “ngôi sao” là hai khái niệm cách xa nhau vô cùng. Nếu không biết cố gắng và quyết tâm, hiện tượng mãi là hiện tượng và đích đến ngôi sao là thứ xa vời.

Được là chính mình, chính là khao khát của Hiếu

Được là chính mình, chính là khao khát của Hiếu

* Bạn được biết đến từ lúc có “Ông bà anh” và đó cũng là điểm xuất phát của bạn với con đường âm nhạc?

-À không, tôi đã có một con đường âm nhạc khá dài và là một hành trình gian nan đấy chứ. Tôi yêu nhạc từ nhỏ và cũng sớm nhận ra đó là định mệnh của đời mình. Âm nhạc trong tôi gần gũi nhưng cũng xa tầm với lắm. Đôi lúc nghĩ lại, tôi cũng chẳng hiểu sao mình lại đam mê với một công việc xa xỉ đến thế. Đâu phải cứ nghêu ngao vài ba nốt nhạc là làm nghề được. Muốn làm nghề nghiêm túc thì cũng phải có tài chính mà trang trải nữa chứ. Cả hai thứ đó, học hành bài bản và tiền, tôi đều không có. Tôi chỉ có niềm đam mê bất tận. Thế rồi, tôi cứ đi theo lời chỉ dẫn của trái tim mà chẳng màng đến những thứ khác. Tôi tin người có tâm thì Trời cũng đế ý thôi. Điều đó ứng với chính con đường âm nhạc mà tôi theo đuổi. Chính vì vậy, dù khá gian nan nhưng tôi lại cảm nhận rõ nét cái hạnh phúc mà một kẻ yêu nhạc được theo nhạc. Đó là con đường trước đây, còn tính từ bây giờ cho đến tương lai thì nó là ẩn số.

Và âm nhạc chính là liệu pháp chữa lành mọi đớn đau cũng như động lực để Hiếu tiến về phía trước

Và âm nhạc chính là liệu pháp chữa lành mọi đớn đau cũng như động lực để Hiếu tiến về phía trước

* Showbiz khắc nghiệt lắm. Bạn chuẩn bị cho điều ấy chưa?

- Nói thật, thế giới giải trí hào nhoáng, khắc nghiệt thậm chí dã man, tôi đều biết qua nhiều kênh thông tin nhưng nó vẫn cứ quyến rũ tôi một cách tuyệt đối. Nhưng, tôi cũng có niềm tin là bản thân mình không bị lạc lối bởi sự hào nhoáng, xa hoa đó, vì tôi còn có hậu phương vững chắc phía sau. Hiếu còn gia đình, còn những người bạn thực sự tốt ở cạnh, họ là những người luôn kéo Hiếu lại mỗi khi Hiếu mấp mé sa đà vào cám dỗ.

* Quan niệm về sự nổi tiếng của bạn là gì?

-Sự nổi tiếng, với Hiếu, đó là khi mình được sống trong lòng khán giả, khi được khán giả nhớ đến không phải vì “hiện tượng” mà là vì cái chất riêng của mình. Hiếu khao khát được chạm đến trái tim của mọi người bằng âm nhạc của mình. Vậy nên, khi chọn showbiz làm đất sống, một thế giới đầy phức tạp và ồn ã, tôi biết bản thân mình cần phải ý thức một cách rõ ràng về hai từ “bình yên” trong cuộc sống và sự lựa chọn của mình. Khi không bị chi phối bởi bất cứ thứ gì khác ngoài chuyên môn, bạn sẽ tập trung tuyệt đối sức lực và thời gian bạn có cho chuyên môn. Tôi ao ước một sự nổi tiếng trong sự bình yên.

Hiếu bảo, Hiếu cũng muốn là người nổi tiếng nhưng cần được bình yên để chuyên tâm làm nghề

Hiếu bảo, Hiếu cũng muốn là người nổi tiếng nhưng cần được bình yên để chuyên tâm làm nghề

* Nhưng hẳn để nổi tiếng, bạn phải sẵn sàng cho bất cứ cuộc đua nào ở thế giới giải trí?

-Với tôi, thế giới giải trí không phải là cuộc đua mà nó là nơi để những người nghệ sĩ cống hiến cho đời, cho người, cho cuộc sống những tác phẩm của mình để mọi người thấy cuộc đời này đẹp hơn qua con mắt của những người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ nào tận tâm cống hiến, hết mình sáng tạo thì người nghệ sĩ đó sẽ được khán giả yêu mến và ghi nhận. Có sến súa không nhỉ khi tôi bảo rằng: “Ở showbiz Việt, nghệ thuật là giấc mơ, nghệ sĩ là những người mơ” nhưng với tôi, thực sự là như thế. Tôi mong muốn và sẽ phấn đấu để trở thành nhạc sĩ có tâm và có tầm.

Với Hiếu, chẳng có cuộc đua nào cả vì mỗi cần tỉnh táo để hiểu rõ về bản thân mình

Với Hiếu, chẳng có cuộc đua nào cả vì mỗi cần tỉnh táo để hiểu rõ về bản thân mình

Nếu còn mẹ, hẳn tôi đã không thành Lê Thiện Hiếu

Hiếu kể mẹ đã mất vì một vụ tai nạn khi Hiếu mới chỉ học lớp 6. Những ngày bé khi phát hiện có sự tồn tại của một đứa con trai bên trong cơ thể, chính mẹ là người bên cạnh và chia sẻ với Hiếu nhiều nhất. Mẹ không ủng hộ việc Hiếu thay đổi giới tính nhưng mẹ là người đã cho Hiếu biết tình thương và nỗi khổ của người mẹ dành cho con như thế nào: “Hồi đó còn tóc dài, mẹ hay buộc tóc, làm đẹp cho tôi mỗi ngày. Khi mẹ mất, tôi thật sự sốc vì bên cạnh chẳng còn ai. Nếu mẹ còn sống, có lẽ tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện thay đổi bản thân mình. Vì tôi thương mẹ, ngoài mẹ ra, chẳng có ai hiểu và tâm sự cùng tôi”- Hiếu tâm sự.

Hiếu cho biết: “Tôi bất chấp để đi tìm con người thật của chính mình. Lúc đó tôi nghĩ, tôi không thể sống mãi như vậy được vì đơn giản, đời có bao lâu, tồn tại không hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Toàn bộ chi phí chuyển giới Hiếu tự lo liệu, tích góp từ việc đi hát. Nhưng quá trình chuyển giới cũng là nỗi ám ảnh của một người thích hát. Từ lúc bắt đầu liệu trình khoảng được 5 tháng, giọng của Hiếu bị vỡ và thay đổi hẳn. "Bây giờ, khi nghe lại những ca khúc ngày xưa từng cover, tôi nhớ vô cùng. Cảm giác như đang ngồi nghe một người xa lạ hát cho mình nghe vậy. Đã bất chấp tất cả để tìm lại chính mình, điều Hiếu phải tự nhắc mình là phải mạnh mẽ lên! Và Hiếu đã thành công.

Thuỳ Trang

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.