Đông đảo tầng lớp nhân dân đồng tình việc Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết nguyên đán 2017, trong đó có nội dung yêu cầu các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, người dân kỳ vọng từ chỉ đạo này, Chính phủ thiết lập cơ chế giám sát bộ máy nhà nước, quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Người dân đồng tình

Cùng với chỉ thị của Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TƯ về việc tổ chức Tết năm 2017. Theo đó, lãnh đạo Đảng, nhà nước; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương cũng không chúc Tết trung ương dưới mọi hình thức. Có thể nói chỉ đạo “nói không với quà Tết” của Đảng, Chính phủ được người dân hết sức đồng tình.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định chủ trương “không ra Hà Nội”, không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo là việc công khai, có sự tham gia giám sát của cán bộ, đảng viên, nhân dân, báo chí… Tuy nhiên, hiệu quả của chủ trương này cần sự tự giác của chính mỗi cán bộ, đảng viên, địa phương, cơ quan, đơn vị. Quan trọng hơn, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây là biện pháp cần thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 mà cả nước đang ra sức thực hiện. “Do vậy, nếu cá nhân, tập thể nào vẫn về Hà Nội, đi đến các nơi tặng quà, chúc Tết thì sẽ yêu cầu trở về và nêu tên cho báo chí, thông báo với cơ quan chức năng, có biện pháp xử lý nghiêm” - ông Dũng quả quyết.

Theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, mặc dù là năm đầu tiên trung ương, Chính phủ thực hiện chủ trương “không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo”, “không về Hà Nội chúc Tết” nhưng tinh thần là nghiêm túc, dứt khoát và không thể nào khác. “Ban Bí thư, Thủ tướng đã có chỉ thị thì cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu thực hiện. Việc làm này sẽ duy trì thường xuyên, xóa bỏ cái nếp cũ thành truyền thống cứ đến Tết là về Hà Nội tặng quà. Bây giờ phải thay đổi, đồng loạt, quyết tâm thì sẽ làm được” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng còn cho rằng chủ trương này sẽ tạo ra tiền lệ “xã không phải lên huyện, huyện không phải lên tỉnh, tỉnh không phải lên trung ương và bộ - ngành” để tập trung vào làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp và chăm lo người nghèo, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là xây dựng Chính phủ phục vụ, kiến tạo, liêm chính và hành động.

Địa phương… mừng!

Từ lâu, đã trở thành nếp, cứ năm hết Tết đến, các “đoàn công tác” đến Hà Nội, rồng rắn xếp hàng chờ vào các bộ, cơ quan để chúc Tết. Phía sau những lời chúc sức khỏe tốt đẹp ngày Tết, đâu đó là những “phần quà cảm ơn” cho “anh Năm”, “chị Bảy”. Vì vậy, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng được lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị hết sức ủng hộ, xem như trút đi gánh nặng “chăm lo Tết” (dù rằng có nhiều cách để “tặng quà” mà không cần đợi đến Tết).

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng quan điểm của tỉnh là các lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng. “Không phải năm nay có chỉ đạo của Thủ tướng chúng tôi mới thực hiện mà những năm trước cũng tuyệt nhiên không có chuyện đó” - ông Xứng cam đoan. Theo ông Xứng, ngoài việc không ra Hà Nội chúc Tết, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, ông cũng vừa ký ban hành chỉ thị yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện thị, thành phố không mang hoa, tiền, quà đến chúc Tết cấp trên; không sử dụng công quỹ nhà nước để tổ chức liên hoan, tham quan du lịch, lễ hội, không sử dụng xe công để phục vụ nhu cầu cá nhân.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng việc Thủ tướng yêu cầu các địa phương không ra Hà Nội chúc Tết, tặng quà cho Thủ tướng và lãnh đạo các bộ - ngành là hết sức đúng đắn, được dư luận đồng tình và tỉnh Quảng Nam thực hiện đúng theo chỉ đạo.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng khẳng định chỉ đạo của Thủ tướng là một chủ trương đúng đắn, hợp tình hợp lý. Thay vì bận tâm đi chúc Tết, địa phương sẽ dồn sức chăm lo cho nhân dân. Không ra Hà Nội, Thành ủy Đà Nẵng cũng quán triệt đến các sở - ngành, quận - huyện, nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên cũng như sử dụng tài sản công cho hoạt động cá nhân vào dịp Tết.

“Ngăn chặn tặng quà Tết vừa không làm mất thời gian của các địa phương, đơn vị lại chống được lãng phí” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ.

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ):

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ):

Cấp trên nghiêm, cấp dưới làm theo

Việc nhận quà, tặng quà Tết vốn bị biến tướng nên chỉ thị của Thủ tướng cũng là một trong những giải pháp về phòng ngừa tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng. Việc này cũng làm giảm tải trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trong dịp Tết.

Nếu các cấp mà thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng thì chắc chắn hiệu quả. Muốn làm được, cần có vai trò của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, thực hiện cho tốt. Một cán bộ dưới quyền đi chúc Tết thì phải xử lý, chứ tình trạng “cấp dưới không cấm, cấp trên được quyền” thì không được.

Cần có cơ chế giám sát thực hiện chỉ đạo cấm tặng quà Tết từ các địa phương và quyết liệt thực hiện thì mới có hiệu quả. Việc giám sát tại các địa phương đã có các ban Đảng, đại biểu Quốc hội, HĐND, MTTQ… Nhưng muốn giám sát tốt thì người đứng đầu phải nêu gương. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền phải tự mình làm trước. Nếu ai đó vi phạm phải xử lý cho nghiêm. Càng cao càng phải xử lý nghiêm thì mới cảnh báo, giáo dục được. Cấp trên nghiêm thì cấp dưới hoan nghênh làm theo, đỡ phải mất tiền, mất thời gian.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế:

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế:

Phải làm thường xuyên, lâu dài

Tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc không ra Hà Nội tặng quà, chúc Tết. Tỉnh cũng quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức về việc không được thăm, tặng quà cho lãnh đạo tỉnh vào dịp Tết.

Chỉ thị của Thủ tướng được người dân đồng tình và chính họ cùng với các tổ chức đoàn thể sẽ giám sát việc này. Ngăn chặn, xóa bỏ việc lợi dụng Tết để tặng quà là biện pháp cần thiết trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải làm thường xuyên, lâu dài và bền bỉ của các cấp chính quyền. Trên tinh thần đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng đã có chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát thực hiện ngay nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, nghiêm cấm việc lợi dụng để tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng nhân hội nghị tổng kết, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng; khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác… để ăn uống, tiệc tùng xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong dư luận xã hội. Nghiêm cấm việc lợi dụng để “biếu xén”, tặng quà với động cơ vụ lợi và dứt khoát không ra Hà Nội chúc Tết, tặng quà như chỉ đạo của Thủ tướng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đề nghị người dân, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện. Nếu trường hợp nào vi phạm thì phải kịp thời xử lý.

H.Nội - Q.Nhật ghi

nhóm phóng viên

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.