Đây là nhận định của Ngân hàng HSBC Việt Nam trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 1-2017, được phát hành vào ngày đầu tiên của năm mới.

Theo đó, mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, sản xuất công nghiệp trong suốt 11 tháng năm 2016 đã tăng trung bình 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Dù tốc độ có chậm hơn so với kết quả đã từng đạt được trong năm 2015 nhưng Bộ Công Thương cũng kỳ vọng trong năm 2017 ngành sẽ thực hiện tốt hơn. Trong khi sản lượng của ngành khai khoáng mỏ đã giảm mạnh, nhưng được “cứu tinh” bởi lĩnh vực sản xuất - hiện đang chiếm khoảng 3/4 của toàn ngành công nghiệp - bù trừ với tăng trưởng ấn tượng hai chữ số.

Sức mạnh của lĩnh vực sản xuất cũng được lặp lại trong kết quả chỉ số PMI ngành sản xuất. Các điều kiện hoạt động cải thiện mỗi tháng (trên 50 điểm) trong suốt 12 tháng qua, và chỉ số PMI mới nhất đang ở mức tốt nhất trong 18 tháng qua. Chỉ số cao của tháng 11 có được là nhờ đơn đặt hàng mới tăng mạnh và sản lượng nói chung phục hồi tốt. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng với tốc độ nhanh nhất, theo những doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhu cầu khách hàng đã cải thiện ở cả trong lẫn ngoài nước.

 Đơn đặt hàng xuất khẩu đã cải thiện hơn

Đơn đặt hàng xuất khẩu đã cải thiện hơn

Theo khối nghiên cứu HSBC, sự tự tin trong ngành này còn được khẳng định thêm nhờ quyết định tuyển thêm nhân viên của các doanh nghiệp và tích lũy hàng tồn kho ở cả những mặt hàng tiền sản xuất và thành phẩm. Những kết quả này thể hiện mong muốn có được nhu cầu cao hơn, và từ đó tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong các quý tới.

Một vấn đề được báo cáo của HSBC đề cập là lạm phát, có nên lo hay không trong thời gian tới? Cụ thể, các chuyên gia của ngân hàng này cho biết họ lưu ý hơn về lạm phát. Trong tháng 11, lạm phát đã tăng từ 4,1% trong tháng 10 lên 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chủ yếu là do hai yếu tố đột xuất như chi phí giáo dục và chăm sóc sức khỏe cao hơn. Và khi loại bỏ sự ảnh hưởng của những “yếu tố đột xuất”, lạm phát có vẻ trở nên nhẹ nhàng khiến những ai quan tâm thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng thực tế, tình hình lạm phát tăng gần đây không diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt. Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không là mối lo ngại hoàn toàn. Và đà tăng những số liệu hoạt động dường như kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Linh Anh

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.