Tai biến có thể xảy ra nhưng chỉ với từng trường hợp riêng lẻ

Hơn 40 năm làm nghề lọc máu cho hàng nghìn người bệnh. GS Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên trưởng Khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai cảm thấy rất đau lòng khi biết được thông tin biến chứng hàng loạt tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến 7 bệnh nhân tử vong và 11 bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

"Bệnh nhân bị biến chứng trong quá trình lọc máu vẫn có thể xảy ra nhưng tình trạng hàng loạt bệnh nhân cùng bị như ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình là lần đầu tiên trong lịch sử ở nước ta. Đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng" - GS Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai nói.

"Trước đây, khoa chúng tôi có 2 máy lọc chạy thận. Hiện tại, khoa Thận nhân tạo, bv Bạch Mai có 100 chiếc máy và trên toàn quốc hiện nay có khoảng 2000 máy lọc máu, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra trường hợp trên.

Hiện tượng xảy ra ở Hoà Bình là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm từ ngày đầu tiên có chạy thận nhân tạo. Bản thân tôi cảm thấy xót xa".

Theo GS Nguyễn Nguyên Khôi, những người chạy thận nhân tạo là người bệnh suy thận ở giai đoạn cuối và họ đã trải qua thời gian dài bệnh lý về thận. Hơn nữa, bản người bệnh cũng có thể mắc nhiều bệnh lý.

Vì vâỵ, trong quá trình lọc máu sẽ có thể có những biến chứng xảy ra do trên nền các bệnh cảnh có sẵn. Các các biến chứng thường gặp là về tim mạch như tăng huyết áp, ngừng tim do nhồi máu cơ tim, rối loạn chuyển hoá... Ngoài ra, do cơ thể bệnh nhân không thích nghi ngay được với quả lọc hoặc dây dẫn truyền…

GS Khôi cho biết thêm, những biến chứng xảy ra do không thích nghi được với nguyên vật liệu hoặc do một khâu nào đó trong quá trình sát trùng, bảo quản quả lọc, máy chạy hay do yếu tố bệnh lý, cơ thể thì chỉ xảy ra trên một cá thể nào đó, chứ không thể diễn ra hàng loạt 18 người như ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Giáo sư BV Bạch Mai 40 năm làm nghề chạy thận đặt nghi vấn mới vụ 7 người chết ở Hòa Bình - Ảnh 1.

Các bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị đêm 30/5.

Cần phải làm rõ nguyên nhân

GS Khôi cho biết, quy trình lọc thận gồm 4 bước. Mỗi bước đều liên kết với nhau hết sức chặt chẽ. Bệnh nhân sẽ chạy 3 ca/tuần, mỗi ca khoảng 4 tiếng:

Bước 1: Các cán bộ y tế chuẩn bị máy móc, kiểm tra đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bước 2: Lắp hệ thống tuần hoàn máy móc: đường máu và đường dịch cho bệnh nhân.

Bước 3: Bệnh nhân bắt đầu lọc máu và nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ về tình trạng cơ thể, sức khoẻ bệnh nhân trong khi lọc máu.

Bước 4: Kết thúc

GS Khôi cũng phân tích thêm, thận nhân tạo là sự trao đổi giữa máu với dung dịch qua một màng bám thấm. Trong lọc thận nhân tạo, đường máu và đường dịch chia riêng. Đường máu sẽ có quả lọc. 

Nếu trong trường hợp, quả lọc không được sát trùng tuyệt đối an toàn thì cũng chỉ có thể xảy ra biến chứng ở một cá thể chứ không bị hàng loạt.

Điều nữa, trong lọc máu, mỗi bệnh nhân có một máy chạy riêng, nếu trong quá trình sát trùng máy xảy ra sai sót nào đó thì cũng chỉ ảnh hưởng đến một bệnh nhân sử dụng máy đó.

Trong khi lọc máu, bao giờ cũng có hệ thống nước, nó phân phối cho tất cả các máy chạy thận cho bệnh nhân. Theo đó, GS Khôi đặt nghi vấn liệu nguyên nhân dẫn đến tình trạng 7 người tử vong và 11 người bị biến chứng có thể liên quan đến hệ thống nước xử lý không đúng hoặc bị nhiễm trùng?

Theo ông, nước trong chạy thận nhân tạo phải được xử lý hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, đạt đến 95-97% nước cất hay gọi là siêu tinh khiết. 

Trước đó, theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, ngày 28/5, một ngày trước khi xảy ra vụ tai biến y khoa, Công ty Thiên Sơn đã tiến hành bảo trì, sửa chữa hệ thống lọc nước tinh khiết liên quan đến các thiết bị lọc máu để phục vụ bệnh nhân tại Khoa điều trị lọc máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Đến sáng 29/5, khi 18 bệnh nhân vào chạy thận ca 1 thì xảy ra tai biến y khoa khiến 7 bệnh nhân tử vong, 11 bệnh nhân còn lại phải cấp cứu, trong đó có 1 trường hợp bệnh nhân nguy kịch.

"Có thể nói, đây là sự việc rất nghiêm trọng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đội ngũ bác sỹ giỏi như hiện nay, không thể không tìm ra nguyên nhân từ khâu nào.

Chúng ta cần phải có trách nhiệm với nghề, với bệnh nhân và hãy nghiêm túc kiểm tra trách nhiệm, nguyên do để rút kinh nghiệm và tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra như bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình" – GS Khôi chia sẻ.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.