Theo ông Diệp, kỳ vọng của phía Đài Loan và Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam là giảm chi phí cho lao động, phát triển phương án tuyển mộ lao động trực tiếp. Khi có nhu cầu tuyển phía Đài Loan sẽ gửi danh sách cho Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam) thống kê, đăng tuyển. Tuy nhiên, cũng đảm bảo các yêu cầu về ngôn ngữ, đào tạo, hiểu biết chính sách pháp luật, giáo dục định hướng… thì lao động mới được xuất cảnh. Lao động đi theo chương trình này thì Trung tâm Lao động ngoài nước và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan quản lý lao động.

 Bộ LĐ-TB-XH khẳng định lao động đi XKLĐ ở Đài Loan qua kênh của Bộ sẽ không mất phí môi giới (ảnh minh họa). Nguồn: Internet

Bộ LĐ-TB-XH khẳng định lao động đi XKLĐ ở Đài Loan qua kênh của Bộ sẽ không mất phí môi giới (ảnh minh họa). Nguồn: Internet

Cụ thể, lao động lao động cần đóng phí dịch vụ với số tiền tương đương 500 USD/người (hơn 11 triệu đồng); chi phí bồi dưỡng kiến thức 532.000 đồng/người, lệ phí visa tương đương 66 USD/người (hơn 130.000 đồng) và chi phí đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước 100.000 đồng/người. Ngoài ra, người lao động (NLĐ) thực hiện ký quỹ tại ngân hàng theo quy định. So với mức phí trước đây, lao động chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ (khoảng 13 triệu) chưa kể tiền vé máy bay và ký quỹ chống trốn là 100 triệu đồng. Tính tổng chi phí chắc chỉ khoảng hơn 100 triệu đồng, còn trước kia hơn 200 triệu đồng.

“Tuy nhiên, có một cái khó, số lượng chủ sử dụng mong muốn tuyển dụng qua kênh này không nhiều. Họ vẫn thường tuyển dụng qua công ty dịch vụ môi giới của Đài Loan, bởi như vậy họ không phải làm bất cứ thủ tục gì, không phải tốn kém. Chủ sử dụng không mất tiền tuyển dụng, thậm chí họ còn được các công ty môi giới trả tiền để có các đơn hàng. Bù lại những thứ đó, họ sẽ thu phí rất cao với các công ty phái cử và NLĐ ở các nước không riêng gì với Việt Nam” - ông Diệp nói.

Trao đổi về thông tin trên, ông Phạm Đỗ Nhật Tân - Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam - cho biết, chương trình tuyển mộ lao động trực tiếp không mới. Thực tế Philippines đã làm từ lâu, Việt Nam cũng đã “thai nghén” mấy năm nay, nhưng chưa triển khai được vì thiếu kho dữ liệu về lao động, cơ sở hạ tầng. Mặc dù đây là chương trình được kỳ vọng khá nhiều, nhưng theo ông Tân cần phải có cách thức thực hiện cụ thể. Đặc biệt cần tuyên truyền phổ biến cho lao động về thủ tục, hồ sơ, điều kiện để đi, cũng như cách tiếp cận được với chương trình tuyển trực tiếp của Bộ LĐ-TB-XH mà không cần qua môi giới.

“Nhờ có chương trình mà NLĐ sẽ có hơn một sự lựa chọn. Họ có thể đi theo kênh dịch vụ công để giảm chi phí và được đảm bảo chất lượng hơn. Mặt khác, nhờ có chính sách này mà các doanh nghiệp cũng phải nhìn lại mình. Doanh nghiệp (DN) phải nâng cao chất lượng, giảm phí, nếu không muốn bị lao động ngoảnh mặt lại với mình” - ông Tân nói.

Về phía doanh nghiệp ông Lê Nhật Tân - Phó giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực (LOD) thì cho rằng, DN sẽ phải chịu những đợt cạnh tranh khốc liệt hơn từ động thái này của Bộ. Không chỉ chịu sức ép từ quy định áp mức trần về phí đưa lao động đi mà giờ còn phải cạnh tranh thêm cả về chất lượng lẫn tiền phí môi giới với đơn vị dịch vụ công của Bộ.

Trước đó, ngày 30.3, đã có thông tin về việc Bộ LĐ-TB-XH tuyển dụng lao động trực tiếp. Lao động đi theo kênh của Bộ sẽ không mất phí môi giới. Tuy nhiên, khá nhiều lao động hoài nghi và muốn làm rõ thông tin này.

Số liệu Bộ LĐTBXH cho biết, hiện tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 186.000 người, cao nhất trong tất cả các thị trường mà Việt Nam đang XKLĐ. Riêng năm 2016, Việt Nam đưa được 68.000 lao động đi làm việc tại Đài Loan, gần gấp đôi thị trường Nhật Bản (40.000 người) và gấp hơn 9 lần thị trường Hàn Quốc (8.000 người). Hiện có 125 DN cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan.

Thùy Anh (Báo Dân Việt)

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.