Trong những năm gần đây, thu nhập của người dân tăng cao cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh bất động sản và nghề môi giới nhà đất.

Thậm chí trong bối cảnh nghề ngân hàng – vốn được coi là nghề “hot”, là mơ ước của biết bao sinh viên xuất sắc đã hết thời thì người ta nói rằng nghề môi giới bất động sản bắt đầu lên ngôi.

Nếu trước đây muốn có một “chân” trong ngành ngân hàng, bạn phải có một “background” xịn: tốt nghiệp thạc sỹ nước ngoài, tiếng Anh nói như gió hoặc chí ít cũng phải là “con em trong ngành” thì với nghề môi giới bất động sản, bạn không cần phải có tất cả những thứ trên.

Chỉ cần bạn có khả năng giao tiếp và yêu nghề, vậy là đủ!

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu điều này và xã hội vẫn mặc định dành cái tên cho tất cả những người làm nghề môi giới là “cò”. Đối với những nhân viên môi giới bất động sản, họ được gọi bằng “cò nhà đất”, “cò đất” hoặc “cò bất động sản”…

Tại sao lại gọi là “cò”?

Nếu tìm kiếm một định nghĩa rõ ràng nhất về “cò”, bạn sẽ thấy khái niệm này: “Người ta dùng một con cò bằng gỗ và điều khiển được, trang trí giống y hệt một con cò thực thụ để dụ những con cò trên cánh đồng lại gần và cò thật bị sập bẫy. Hiểu theo nghĩa này, con cò môi giới chính là con cò gỗ làm cho lũ cò thật sa bẫy”.

Theo tâm sự của một chuyên gia môi giới bất động sản đã hơn 20 năm trong nghề, anh cũng không hiểu vì sao môi giới bất động sản lại bị gọi là “cò’.

“Cò” là cách xưng hô những người làm công việc không được chính đáng như: mua đi bán lại để kiếm hời, sử dụng mánh khóe, thủ thuật để kiếm tiền, kiếm tiền bằng nhiều cách không rõ ràng, bất chấp mọi thủ đoạn hay tệ hơn là lừa đảo, người không đàng hoàng, sống bằng tiền chênh lệch kiếm được từ người khác.

Tâm sự của một môi giới BĐS: Nghề nào cũng là nghề, xin đừng gọi chúng tôi là “cò” nữa! - Ảnh 1.

“Còn chúng tôi, hàng ngày đến văn phòng làm việc đàng hoàng, tư vấn tận tình cho khách có thể lựa chọn sản phẩm nhà đất ưng ý nhất và sống với niềm đam mê nghề nghiệp của mình. Tại sao lại gọi chúng tôi là “cò”? – anh nói.

Một số khách hàng mới lần đầu đi mua nhà, mua đất không biết gì vế giấy tờ pháp lý: Mua bán ra sao? Đặt cọc thế nào? Giá cả bao nhiêu là phù hợp? Cách thức mua bán, cách giao tiền, giao nhà, nhận giấy tờ sang tên đăng bộ ra sao...? Chính lúc này, người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng từng bước giao dịch.

Một số khách hàng cùng chủ nhà khi gặp nhau không thể thương lượng được giá cả, hay cách giao nhận tiền vì chủ nhà muốn bán giá theo ý chủ nhà đưa ra, giao đủ tiền thì mới đi công chứng sang tên.

Ngược lại, người mua muốn giá thấp hơn, vấn đề thanh toán cũng không muốn thanh toán hết mà chờ chủ nhà sang tên đầy đủ mới trả tiền... Những tình huống này nếu không có người môi giới chuyên nghiệp sẽ không bao giờ giao dịch thành công.

Sự thành bại trong giao dịch bất động sản phụ thuộc nhiều vào người môi giới. Môi giới chân chính chỉ nhận được mức phí cố định hoặc một số ít tiền phí mà giữa người bán và người môi giới có thỏa thuận trước.

Số tiền đó không phải là tiền kê hay là tiền đôn giá, mà là tiền người bán phải trả cho công sức người môi giới bỏ ra để tư vấn cho khách hàng và phí đi lại, dẫn khách xem nhà.

- Bạn không thích căn nhà này: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn căn nhà khác phù hợp hơn

- Bạn không thích vị trí này: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn vị trí khác đẹp hơn.

- Bạn không có nhiều tiền: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn căn nào vừa rẻ vừa đẹp. Ngoài ra, tôi còn có thể giúp bạn làm thủ tục vay ngân hàng.

- Bạn bận rộn vào những ngày trong tuần: Là môi giới, tôi sẵn sàng hy sinh ngày nghỉ bên gia đình để dẫn bạn đi xem nhà vào thứ 7, chủ nhật.

- Bạn không hiểu gì thủ tục pháp lý: Là môi giới, tôi sẽ dành cả buổi để tư vấn cho bạn từ mọi thủ tục pháp lý từ A đến Z

- Bất cứ khi nào bạn cần trợ giúp: Là môi giới, tôi sẽ có mặt ngay lập tức

- Bạn chọn nhà trong khu vực không an toàn mặc dù nó rẻ: Là môi giới, tôi có thể bán cho bạn nhưng tôi có trách nhiệm cung cấp cho bạn sự thật về nó và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Như vậy, là một người lao động chân chính, tôi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tôi không ăn trộm, ăn cắp, cũng không lừa đảo kiếm tiền trục lợi trên mồ hôi nước mắt của ai. Thậm chí, ở cương vị của một người cung cấp dịch vụ, tôi đã mang đến cho khách hàng của tôi sự lựa chọn tốt nhất. Vì thế, xin đừng gọi chúng tôi là “cò” nữa!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.