Sáng 21/2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng có buổi làm việc với Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao Đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

Ông Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy khối, đề xuất TP cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chọn một vài trường đại học có chất lượng tốt, có uy tín trong nước và quốc tế để đầu tư trọng điểm.

Trước kiến nghị của ông Phong, Bí Thư Đinh La Thăng yêu cầu nói rõ các trường uy tín trong nước và quốc tế là trường nào, ngành nào.

“Vấn đề đặt hàng nghiên cứu, các trường đã đặt hàng chưa hay đặt rồi mà TP chưa chấp nhận? Các trường đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp, ngân hàng chưa?”, ông Thăng đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đông Phong cho rằng khó có thể liệt kê trường nào “ngon” và đề nghị đưa ra một số tiêu chí để phấn đấu. Theo ông, hiện ĐH Kinh tế TP.HCM đang làm được bước đầu những vấn đề mà Bí thư đặt ra.

Trả lời câu hỏi của Bí thư Thăng, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM, cho biết theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hai trường trọng điểm quốc gia là Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Sư phạm TP.HCM.

Riêng Đại học Luật TP.HCM cũng trong quyết định xây dựng thành trường trọng điểm. Như vậy nếu về mặt pháp lý thì có 3 cơ sở đào tạo được công nhận đầu tư trường trọng điểm.

Nghe đến đây, Bí thư Thăng hỏi: “Các trường quốc tế thu học phí khác, vậy các trường này có được xem là trọng điểm không?”. Bà Quỳ trả lời là không.

“Vấn đề quan trọng số một đối với thị trường là sản phẩm chất lượng, còn trọng điểm không quan trọng”, Bí thư Thành uỷ nói và đề nghị Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM giải thích rõ các trường cần làm gì để đạt chất lượng quốc tế.

Bà Mai Hồng Quỳ cho rằng trường trọng điểm sẽ được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất.

Nghe thế, Bí thư Thăng cho rằng lại đi vào vòng luẩn quẩn, vào vấn đề ngân sách và sẽ tắc. Vấn đề là cơ chế gì?

"Cơ chế là trường có sản phẩm như quốc tế thì phải được thu học phí như quốc tế mới bền vững, lâu dài. Chế độ chính sách thì Nhà nước phải lo, nhưng đối tượng nào thì TP phải lo, đối tượng nào phải thực hiện theo kinh tế thị trường?", ông Thăng nêu vấn đề.

Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM cho rằng rất khó để thu mức học phí cao như các trường quốc tế vì 80% sinh viên đến từ vùng nông thôn, đời sống khó khăn. Hiện, mức phu học phí của trường chỉ khoảng 6 triệu đồng/năm.

Ngành sư phạm sẽ bám bầu sữa ngân sách không buông

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết dù trường đã tròn 60 tuổi nhưng chắc chắn sẽ “bám lấy bầu sữa mẹ (ngân sách) đến rụng răng” cũng không buông vì tính đặc thù.

Một thực tế đã được bàn nhiều là vấn đề lương cho giảng viên và giáo viên từ bậc mầm non tới ĐH Sư phạm nhưng mãi không có lối ra.

Ông Lê Văn Tiến, Hiệu trưởng CĐ Sư phạm Mầm non Trung ương, bày tỏ khối sư phạm là con nhà nghèo thì Chính phủ và TP phải đầu tư, nâng thu nhập cho đội ngũ giáo viên thì mới có thể thu hút được người tài.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.