"Ngôi sao" của cuộc tập trận lần này là AIDC F-CK-1 Ching-kuo (Kinh Quốc hiệu chiến cơ), loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ do Đài Loan tự sản xuất, bắt đầu phục vụ trong biên chế từ năm 1994.

F-CK-1 Ching-kuo được thiết kế với mục đích đối đầu các chiến đấu cơ của Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) như J-7 hay J-8, sau khi Đài Loan thất bại trong việc đặt mua tiêm kích thế hệ mới vì phải chịu sức ép từ phía Đại lục.

Tiêm kích nội địa của Đài Loan đánh rơi sát thủ J-20 khi tập trận - Ảnh 1.

Tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan

Chiếc tiêm kích này có hình dáng bên ngoài khá giống F-16, đặc biệt là phần mũi, đuôi và cánh. Tuy nhiên máy bay lại có 2 động cơ và cửa hút khí bao gồm 2 khoang nhỏ nằm bên thân chứ không phải bố trí 1 cửa lớn phía dưới bụng như F-16.

Kinh Quốc hiệu chiến cơ được sử dụng để làm nền tảng mang theo tên lửa không đối không tầm trung Sky Sword II (Tien Chien 2, TC-2 - Thiên Kiếm 2), sản phẩm do Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan của Đài Loan thiết kế. Vũ khí này chứa đựng rất nhiều kỳ vọng của giới quân sự Đài Bắc, thậm chí còn được gọi bằng cái tên không chính thức là "Sát thủ J-20".

Tiêm kích nội địa của Đài Loan đánh rơi sát thủ J-20 khi tập trận - Ảnh 2.

Tên lửa không đối không Thiên Kiếm 2 do Đài Loan sản xuất

Tên lửa Sky Sword II nặng 190 kg, tầm bắn tối đa ước đạt 100 km, lắp đầu nổ phân mảnh, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính giai đoạn giữa và radar chủ động khi bước vào chế độ công kích, cho khả năng "bắn và quên". Đài Loan tự phát triển và đưa vào trang bị Tien Chien 2 từ năm 1999, sau khi Mỹ từ chối cung cấp cho hòn đảo này tên lửa AIM-120 AMRAAM.

Điểm chung giữa tiêm kích F-CK-1 và tên lửa Tien Chien 2 đó là mặc dù được quảng cáo rầm rộ, hình dáng bên ngoài rất đẹp mắt, nhưng tính năng tác dụng của chúng còn kém xa hàng nhập khẩu từ Pháp, Mỹ. Thậm chí vẫn tồn tại khoảng cách nhất định khi so sánh với chiến đấu cơ cũng như tên lửa không đối không do Trung Quốc sản xuất.

Điều này càng lộ rõ trong cuộc tập trận vừa qua, một quả Tien Chien 2 sau khi tách khỏi giá phóng của tiêm kích Ching-kuo đã không thể kích hoạt động cơ chính và rơi thẳng xuống biển, tạo ra một cảnh tượng tức cười, rất may không có ai ở dưới bị thương.

Việc phóng hỏng Thiên Kiếm 2 nối dài hồ sơ tai tiếng của vũ khí Đài Loan tự sản xuất. Hiện tại quả tên lửa vẫn mất tích, nguyên nhân gây ra sự cố kỹ thuật chưa được làm rõ, cơ quan chức năng của hòn đảo vẫn đang tiến hành hoạt động điều tra.

Tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan "đánh rơi" tên lửa không đối không Tien Chien 2 khi diễn tập

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.