Trẻ suýt điếc, thối tai vì cha mẹ tự điều trị viêm tai giữa
Cháu Nguyễn Thành N. 4 tuổi, Thường Tín, Hà Nội được bố mẹ đưa đi kiểm tra tại Khoa tai mũi họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương vì cháu bị viêm tai giữa gây đau và chảy mủ. Nguyên nhân là do mẹ của cháu tự điều trị bệnh này.
Chị Mai mẹ của Thành N. cho biết cháu bị viêm VA khiến chuyển sang cả viêm tai giữa. Chị cho con đi khám và điều trị 1 lần nhưng sau đó bệnh hay tái phát. Mỗi lần tái phát chị lại mua thuốc về thổi vào tai con để điều trị. Kết quả, lần tái phát này cháu bị viêm tai xương chũm cấp cả hai bên tai khiến cháu đau và có biểu hiện sốt, tai sưng vù.
Hay như bé Triệu Thùy Tr. 9 tháng tuổi, trú tại Mỹ Đình, Hà Nội bé xíu nhưng cháu cũng bị viêm tai giữa do viêm mũi họng kéo dài. Sau khi điều trị viêm mũi họng, mẹ của bé thường nhỏ nước muối sinh lý cho con và vô tình khiến nước muối sinh lý chảy ra tai và gây viêm tai giữa, ống tai.
Đây chỉ là hai trong hàng chục các cháu bị viêm tai giữa do nặng hơn, tái phát đi, tái phát lại do cha mẹ của bé không biết cách điều trị gây biến chứng nặng.
(Ảnh minh họa)
PGS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, những biến chứng do điều trị sai lầm bệnh viêm tai giữa như những ca trên không phải hiếm, thậm chí có những trẻ đã bị thối tai, hỏng tai do cha mẹ tự điều trị cho con.
PGS Sơn xót xa khi có những cháu bé điếc do cha mẹ đắp cao ong khi con bị viêm tai giữa vì cách điều trị sai lầm này vẫn được người nọ truyền người kia.
Cấu tạo của tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ.
Thổi thuốc trị viêm tai giữa có thể gây viêm màng não
Theo PGS Sơn, viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp. Bệnh rất hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Trong đó viêm tai giữa có thể gây viêm cấp.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng...
PGS Sơn cho rằng viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Viêm tai giữa nếu thổi thuốc có thể chảy dịch vào màng não gây viêm não
Tuy nhiên nhiều cha mẹ thấy con viêm tai giữa tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo có thể gây biến chứng điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không khỏi mà trở thành mạn tính.
PGS Sơn cho biết có những cháu bị viêm tai giữa bố mẹ tự mua thuốc nhỏ, tự thổi thuốc gây thủng màng nhĩ, dùng không đúng thuốc gây ngộ độc thuốc điếc vĩnh viễn. Đặc biệt, PGS Sơn cho biết không dùng thuốc bột để thổi vào tai vì có thể gây tắc ống tai.
Bình thường, khi có viêm dịch ở trong ống tai chảy ra ngoài nhưng khi thổi bột vào nó làm bít tắc dịch không chảy được ra ngoài mà sẽ chảy ngược vào tai trong. Bởi vì tai rất gần màng não nếu dịch chảy vào còn có thể gây viêm màng não.
Khi sử dụng oxy già để nhỏ tai thì cần sử dụng oxy già có nồng độ thấp 1- 3 đơn vị, không được dùng hàm lượng quá cao gây ảnh hưởng đến tai.
Thậm chí, khi có mủ, các cháu còn bị trích nhĩ gây ảnh hưởng tới tai. Trong trường hợp nếu tai chưa thủng, trích nhĩ đặt ống thông khí cũng phải đúng vị trí – PGS Sơn cho hay.
Ngoài ra, khi nhỏ thuốc cho con nên hỏi con nếu có dấu hiệu ù tai cần dừng ngay không cổ nhỏ vì ù tai là biểu hiện thính lực bị tổn thương. Nếu dừng ngay thì tai chỉ bị điếc ở mưc độ giới hạn đó còn nếu cứ nhỏ tiếp thì tai có thể điếc vĩnh viễn do ngộ độc thuốc nhỏ không đúng.
Đăng nhận xét