Theo dự báo, lũ đầu nguồn ở ĐBSCL có khả năng đến sớm hơn trung bình nhiều năm nên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các tỉnh, thành cần chủ động có kế hoạch sản xuất lúa thu đông, tránh thiệt hại.

Phòng tránh thiệt hại khi lũ về sớm - Ảnh 1.

Nhiều nơi ở ĐBSCL chuẩn bị cho vụ mùa mới Ảnh: NGỌC TRINH

Tại hội nghị "Sơ kết vụ hè thu và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông 2017 tại Đông Nam Bộ và ĐBSCL" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 23-6 tại TP Cần Thơ, ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng Văn phòng phía Nam (Cục Trồng trọt), cho biết vụ hè thu, vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,6 triệu ha, giảm gần 31.500 ha, năng suất ước đạt 5,69 tấn/ha. Tuy nhiên, sản lượng đạt hơn 9,4 triệu tấn, tăng 336.000 tấn so với hè thu năm 2016. Một số tỉnh giảm diện tích lúa hè thu như Sóc Trăng, An Giang, Long An, Vĩnh Long do chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, rau màu, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi…

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, mùa lũ 2017 ở thượng nguồn sông Mê Kông có khả năng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Đến cuối tháng 7, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng ở mức 2,5-3 m, nguy cơ xảy ra ngập lụt ở 2 huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và một số vùng ven sông, ngoài đê bao một số tỉnh như An Giang (các huyện An Phú, Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, TP Châu Đốc), Đồng Tháp (các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự). Trong 2 tháng 8 và 9-2017, mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên dần. Đỉnh lũ cao nhất năm ở đầu nguồn sông Cửu Long có thể ở mức báo động 2 đến báo động 3, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10 (tại Tân Châu 4 m, tại Châu Đốc 3,5 m).

Ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định: "Năm 2016, mực nước lũ đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc vào loại thấp nhưng do những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, mưa trái mùa xảy ra trên diện rộng, lượng mưa ở Nam Bộ luôn cao hơn trung bình nhiều năm. Có những trận mưa rất to, lưu lượng về qua 2 trạm đầu nguồn ở Tân Châu, Châu Đốc lớn hơn năm 2016 rất nhiều nên tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm nay không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống".

Cục Trồng trọt đề xuất tổng diện tích gieo sạ vụ thu đông ở ĐBSCL là 832.000 ha. Trước tình hình dự báo lũ về sớm và lũ cao hơn trung bình nhiều năm, ông Tùng cho rằng Cục Trồng trọt bố trí sản xuất vụ thu đông phân theo vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển. Theo đó, vùng ngập sâu gồm Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, thời vụ xuống giống bắt đầu vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 với vùng đã xuống giống vụ hè thu trong tháng 4. Vùng ngập nông (thuộc vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu) xuống giống vào thời điểm đầu tháng 7 và tháng 8. Riêng vùng ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu xuống giống vụ thu đông bắt đầu từ tháng 8. "Ưu tiên sản xuất vụ thu đông ở những vùng an toàn với lũ, lấy mức lũ năm 2011 để bố trí sản xuất lúa cho vùng ngập sâu khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Hạn chế mức thấp nhất xảy ra bằng giải pháp về thời vụ, công trình đê bao, cống đập… Phấn đấu tăng sản lượng lúa thu đông để bù đắp sự sụt giảm ở vụ đông xuân bằng việc tăng năng suất, mở rộng diện tích vùng ngập nông và ven biển" - ông Tùng khuyến cáo. 

Ca Linh

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.