Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 1-6, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, cho biết hội đồng chuyên môn đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố y khoa khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hòa Bình bị tai biến, trong đó có 7 người chết. "Quá trình Bộ Y tế về kết hợp làm việc đã có những nguyên nhân lộ dần ra rồi nhưng việc đó phải do cơ quan công an kết luận" - ông Khánh nói.

Có liên quan đến sự cố?

Đáng chú ý, trong khi cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ sự cố y khoa nghiêm trọng này thì những sai phạm tại BVĐK Hòa Bình, nhất là trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị, khiến dư luận quan tâm.

Nhiều sai phạm tại BVĐK Hòa Bình - Ảnh 1.

Các bệnh nhân chạy thận bị tai biến đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai Ảnh: NGỌC DUNG

Cụ thể từ năm 2014, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Hòa Bình từng phát hiện nhiều sai phạm về liên doanh, liên kết đầu tư trang thiết bị y tế tại BVĐK Hòa Bình, trong đó có đương kim giám đốc BV...

Theo Kết luận số 184 ngày 6-3-2014 và Kết luận số 825 ngày 1-7-2014 của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, BVĐK Hòa Bình đã thuê máy, trang thiết bị y tế của các doanh nghiệp (DN). Để trang trải các khoản phí thuê máy móc, trang thiết bị, BVĐK Hòa Bình mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do chính các DN cung cấp. Trong đó, đáng chú ý có 8 máy chạy thận nhân tạo của Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn.

Kết luận thanh tra nêu rõ việc thuê máy và trả chi phí cho DN bằng cách mua hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do chính DN cung cấp là chưa đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12-12-2007 của Bộ Y tế.

Trả lời Báo Người Lao Động về mối liên quan giữa việc đấu thầu trong kết luận thanh tra năm 2014 với sự cố nghiêm trọng vừa qua, ông Trần Quang Khánh khẳng định không có sự liên quan. "Những sai phạm này chỉ là việc đấu thầu hóa chất. Khi làm liên doanh, liên kết theo Thông tư 15 phải đấu thầu nhưng lại ký hợp đồng liên doanh nên Sở Y tế cho thanh tra, kiểm tra. Sau đó, đã yêu cầu đấu thầu tập trung, BV cũng khắc phục sai phạm, chuyển sang đấu thầu tập trung tại Sở Y tế" - ông Khánh thông tin.

Trả lời câu hỏi việc 7 trong 18 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận có liên quan gì tới chất lượng máy móc hay những vật tư, hóa chất trong quá trình mua bán không, ông Khánh nói rằng nguyên nhân sẽ do cơ quan công an công bố. "Vì hóa chất, vật tư đã được kiểm chứng, được sử dụng không chỉ ở những máy đó mà sử dụng chung cho tất cả các máy thận nhân tạo ở toàn tỉnh Hòa Bình" - ông Khánh nhấn mạnh.

Chờ kết quả kiểm thảo

Trong khi đó, sau 4 ngày xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng, các bộ phận liên quan của BVĐK Hòa Bình đang xem xét lại toàn bộ quá trình, đánh giá nguyên nhân gây ra tai biến hàng loạt này. Dự kiến trong tuần tới sẽ có kết quả.

Bác sĩ Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc BVĐK Hòa Bình, cho biết hiện toàn bộ quá trình điều tra được chuyển sang cơ quan công an. Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế có sự tham gia của 4 chuyên gia đầu ngành sẽ tiếp tục kiểm thảo, đưa ra đánh giá độc lập về nguyên nhân gây sự cố trên.

Nhận định về sự cố nghiêm trọng này, một số chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng ngộ độc do bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống nhau hàng loạt một lúc. Các dấu hiệu này khác với triệu chứng sốc phản vệ, tức là không ai giống ai.

Hiện bệnh nhân nặng nhất trong vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình vẫn nguy kịch và được theo dõi đặc biệt bởi các bác sĩ BV Bạch Mai. 

Sự cố do hệ thống nước lọc máu?

Phân tích quy trình chạy thận, các chuyên gia cho biết 4 yếu tố trong quá trình chạy thận có thể gây tai biến cho bệnh nhân gồm: quá trình thực hiện của nhân viên y tế, quả lọc, dịch lọc và hệ thống nước lọc máu. Theo đó, nếu quả lọc thận không bảo đảm vệ sinh hoặc nhiễm khuẩn cũng có thể gây tai biến (sốc, ngộ độc) cho người dùng. Tuy nhiên, theo giải trình của lãnh đạo BVĐK Hòa Bình, trong 18 bệnh nhân chạy thận vào sáng 29-5 có 1/3 người sử dụng quả lọc mới cũng xuất hiện triệu chứng tương tự. Đối với dịch lọc, qua kiểm tra ban đầu, dịch lọc dùng cho 18 bệnh nhân này trước đó được sử dụng cho nhiều bệnh nhân nhưng không xảy ra tai biến. Lô dịch lọc cho 18 bệnh nhân cũng giống lô dịch đang được sử dụng cho bệnh nhân khác tại BVĐK TP Hòa Bình.

Do vậy, nguyên nhân còn lại có thể là do hệ thống nước đi qua dịch lọc. Trước sự cố một ngày, hệ thống nước được BVĐK Hòa Bình cho bảo trì định kỳ.

NGUYỄN QUYẾT

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.