Bạn hoặc người thân, nhất là khi đưa theo cả trẻ em, đang hòa vào đám đông ấy có thể sẽ trở thành nạn nhân của sự chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp, tồi tệ hơn là nguy hiểm đến cả tính mạng. Trang bị những kiến thức và kỹ năng xử lý khi rơi vào tình huống này sẽ giúp bạn cứu sống chính bản thân mình.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cái chết trong tình huống này!

Những nguyên nhân dẫn đến cái chết khi đám đông hỗn loạn

Kỹ năng thoát hiểm: Tránh bị chết oan uổng giữa đám đông đang hỗn loạn - Ảnh 1.

Đám đông hoảng loạn sẽ gây nguy hiểm hơn là sự cố. Ảnh Internet.

Có 3 nguyên nhân dẫn chính dẫn đến nguy hiểm:

1. Sự ngạt thở, nhất là trong vùng không gian kín (đây là nguyên nhân hàng đầu)

2. Sự chèn ép quá mức dẫn tới chấn thương nghiêm trọng khi đám đông xô đẩy nhau

3. Sự giẫm đạp khi bạn bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người.

Như vậy có thể thấy, đa số cái chết trong tình huống này lại không tới từ nguyên nhân gây nên sự hoảng loạn như hỏa hoạn hay khủng bố.

Hãy ghi nhớ: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi.

Sự la hét, xô đẩy, tâm lý sợ hãi của mọi người xung quanh có thể khiến bạn mất phương hướng, lý trí, bị cuốn theo, dẫn tới hành động sai lầm.

Bạn sẽ có xu hướng tìm cách thoát khỏi đám đông nhưng giống như mọi người, bạn chen lấn, xô đẩy để tìm ra lối thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Điều này sẽ làm cả bản thân và người khác bị nguy hiểm hơn là cứu sống bạn.

Kỹ năng xử lý khi ở trong đám đông hoảng loạn

Kỹ năng thoát hiểm: Tránh bị chết oan uổng giữa đám đông đang hỗn loạn - Ảnh 3.

Luôn bình tĩnh sẽ giúp bạn xử lý đúng. Ảnh Internet.

Nguyên tắc vàng số một trong mọi tình huống nguy hiểm là phải bình tĩnh nhằm kiểm soát sự sợ hãi. Ngoài ra, yêu cầu bắt buộc trong công tác tổ chức sự kiện là ban tổ chức hay nhà chức trách phải luôn chuẩn bị sẵn các phương án hay phương tiện để đối phó với sự cố.

Do đó, bạn phải bình tĩnh để họ có thể kiểm soát tình hình, giảm thiểu tổn thất về người và của. Để kiểm soát sự sợ hãi, bạn cũng nên chuẩn bị trước những điều sau khi quyết định tham dự (ở đây chỉ nói đến những sự kiện đông người tham dự):

Xem xét yếu tố sức khỏe của mình, nếu cảm thấy không ổn như bị hen suyễn, bệnh tim mạch... thì không nên tham dự.

Hãy tìm hiểu trước về địa điểm tổ chức sự kiện (trong nhà hay ngoài trời) để định hướng vị trí thoát hiểm như cửa thoát hiểm, lối ra nếu gặp sự cố.

Không mang theo các vật sắc nhọn dễ gây nguy hiểm hay trẻ em đi theo đề phòng trường hợp chen lấn, xô đẩy xảy ra. Thay vào đó nên mang theo điện thoại (nhớ sạc pin đầy đủ) để liên lạc với người thân.

Thoát hiểm khỏi đám đông

Kỹ năng thoát hiểm: Tránh bị chết oan uổng giữa đám đông đang hỗn loạn - Ảnh 4.

Thoát khỏi đám đông an toàn cần có những kỹ năng cần thiết. Ảnh Internet.

Tình huống xấu nhất là bạn bị mắc kẹt trong đám đông hỗn loạn, để tăng khả năng sống sót, hãy xem xét diễn biến xung quanh để nhận biết tình hình sự cố chứ đừng nên hành động theo số đông là tìm cách chạy ra cửa thoát hiểm.

Hướng mà mọi người chạy tới không có nghĩa là lối thoát duy nhất, có thể còn lối ra tốt hơn nhưng ít người để ý (do không còn đủ bình tĩnh để xem xét), đặc biệt nếu thấy nhân viên cứu hộ, cứu nạn, hãy đi hỏi họ thay vì chạy theo hướng của đám đông.

Cách di chuyển trong đám đông

Không nên cố gắng đi ngược chiều đám đông, hãy di chuyển là theo hướng ngang hoặc đường chéo nhằm giảm áp lực khi bị xô đẩy vì chỉ cần 6 hay 7 người cũng đẩy về một phía thì lực này có thể lên tới 500 kg (đủ để bẻ cong thanh sắt, đổ một bức tường).

Việc chống lại đám đông chỉ khiến bạn bị gãy xương sườn hay tổn thương nội tạng, hãy di chuyển với tư thế 2 tay đặt trước ngực (như võ sĩ quyền anh) để bảo vệ mình.

Không đứng im hay sợ quá mà ngồi thụp xuống, nếu bị té hay đứng dậy nhanh nhất có thể nếu không bạn sẽ bị giẫm đạp và bị thương, hãy chớp lấy những khoảng hở giữa đám đông để di chuyển.

Khi thoát khỏi nguy hiểm, hãy tìm cách liên lạc, xác định vị trí, sự an toàn của người thân (nếu họ đi cùng), nếu không cũng liên lạc để họ yên tâm là bạn đã an toàn nhé!

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.