Hôm nay 27-6, Hội đồng tiền lương Quốc gia họp về phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng 2018. Bao giờ cũng vậy, trước mỗi lần họp, câu chuyện về tăng LTT lại nóng hơn bao giờ hết. Giới chủ cho rằng, mức LTT hiện nay đang tăng quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Trong khi đó, bên đại diện cho người lao động (NLĐ) lại cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu.

Nguy cơ mất hơn 600 nghìn việc làm?

Trong Diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam giữa kỳ 2017, đại diện hàng loạt hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam đã bày tỏ băn khoăn về việc với lộ trình tăng LTT năm 2018, các DN sẽ bị tăng chi phí và nguy cơ lao động Việt Nam mất việc ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Theo đánh giá của nhóm Công tác Nguồn Nhân lực thuộc Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) thì hiện nay Chính phủ đang xây dựng lộ trình mức lương tối thiểu, quy định giá trị mục tiêu trung hạn. Tuy nhiên, sự biến đổi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vô cùng dữ dội nên khó khăn trong việc dự đoán. Chính vì thế, VBF cho rằng mức LTT nên được quyết định dựa trên chỉ số kinh tế và xu hướng kinh tế hàng năm.

VBF nhấn mạnh "việc quy định mục tiêu trung hạn là không thích hợp" và khuyến cáo Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt cải cách kinh tế là trọng tâm để tăng lương. "Duy trì mức lương cạnh tranh và nâng cao năng suất là yếu tố quyết định cho sự tiếp nối thành công của Việt Nam trên thị trường quốc tế", VBF khuyến cáo.

Hiệp hội DN Nhật Bản (JBA) tại Việt Nam cho rằng, năm 2017, ở Việt Nam, tiền LTT đã tăng bình quân 7,3% là cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng 2,6% của CPI. "Dĩ nhiên việc tăng lương giúp người Việt Nam có đời sống thịnh vượng hơn và cũng là nhân tố cần thiết để khuyến khích nhu cầu nội địa. Tuy vậy, những ngành kinh tế đầu tàu như: may mặc, da giày hay gia công sản xuất lại bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc tăng lương đang ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam. Đây đang là vấn đề kinh doanh lớn nhất", JBA nêu quan điểm.

"Chúng tôi cho rằng Chính phủ cần tập trung vào chuẩn bị nền tảng công nghiệp bằng hạn chế tăng tiền lương tối thiểu, duy trình năng lực cạnh tranh xuất khẩu và mời gọi tích cực đầu tư nước ngoài", JBA đề xuất.

Bèo bọt như lương công nhân - Ảnh 1.

Nền lương tối thiểu quá thấp khiến đời sống bcông nhân đã lập gia đình hết sức chật vật ẢNH: HỒNG ĐÀO

Trong khi đó, Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) viện dẫn, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới gần đây, mức LTT của Việt Nam là cao, vượt xa mức tăng năng suất, thực tế là không đem lại lợi ích nào. "Việc Bộ LĐ-TB-XH cho biết việc điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2017 sẽ khiến mức chi tiêu của các doanh nghiệp tăng vọt bởi các khoản đóng góp bắt buộc đối với BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp; tất cả những khoản này sẽ tạo gánh nặng đáng kể cho quỹ lương", AmCham cho hay.

Tổ chức của Hoa Kỳ còn cho rằng, đề xuất mở rộng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài tại Việt Nam mới đây sẽ chỉ khiến tăng gánh nặng cho DN và làm tình trạng này tồi tệ hơn. "Các chuyên gia ước tính rằng, các khoản gia tăng chi trả cho bảo hiểm xã hội có thể dẫn đến việc cắt giảm 371.000 việc làm, chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần và các công ty TNHH. Khoảng 110.000 việc làm sẽ bị cắt giảm trong ngành dệt may, 105.000 việc làm trong sản xuất và 59.000 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ", AmCham đưa ra con số.

Lao động vẫn chưa đủ sống

Trao đổi với PV trước khi chuẩn bị bước vào kỳ họp Hội đồng tiền lương Quốc gia, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thẳng thắn nêu quan điểm. "Giới chủ, ông nào mà chẳng muốn không tăng lương. Người ta cứ mang Việt Nam ra so sánh với nước ngoài. Tôi nói thẳng mọi người cứ vào Google mà tra xem tiền lương ở Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực và trên thế giới. Giới chủ so sánh Việt Nam với Campuchia, Lào hay Banglades. Thực tế thì mình với mấy nước đó hiện nay cũng chẳng hơn bao nhiêu cả. So sánh như thế là khập khiễng", ông Chính nói.

Theo đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trước hết phải chấp hành các quy định của pháp luật. Điều 91 của Bộ luật Lao động đã quy định tiền LTT phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

"Đáng lẽ cái điều ấy phải được thực hiện từ ngày 1-5-2013 khi Bộ luật Lao động có hiệu lực. Tuy nhiên, lúc đó Chính phủ cũng thấy rằng điều chỉnh ngay thực hiện theo luật thì DN cũng khó khăn thành ra thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ LĐ-TB-XH phải có lộ trình. Lúc đầu Bộ LĐ-TB-XH cho rằng lộ trình là đến 2017 phải thực hiện được lộ trình ấy, thế mà đến giờ họp bàn LTT 2018 rồi mà vẫn chưa thống nhất được lộ trình. Hiện nay, tiền lương của NLĐ vẫn chưa đáp ứng được điều 91 Bộ luật Lao động vì tiền LTT đã đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu đâu", ông Mai Đức Chính nói.

Ông Mai Đức Chính cho rằng, khi nào LTT tăng đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ, đáp ứng được quy định theo điều 91 của Bộ luật Lao động, thì việc điều chỉnh của các năm sau sẽ rất đơn giản. Lúc đó việc điều chỉnh các năm sau chỉ căn cứ vào yếu tố trượt giá, CPI, yếu tố tăng năng suất lao động thì lúc đó việc tăng cũng chỉ khoảng 5- 6%.

"Tổng LĐLĐ Việt Nam khi đưa ra con số để tăng LTT cũng phải dựa vào các cơ sở khoa học. Cuộc sống của NLĐ như thế nào? Họ có đủ sống để làm việc không? Chưa gì cứ để lao động mất việc. Năm nào giới DN chẳng đe thế. Quan điểm nhất quán của Tổng LĐLĐ Việt Nam là không phải bảo vệ tối đa quyền lợi cho NLĐ, nhưng việc tăng LTT phải làm sao đảm bảo yếu tố ít nhất người ta đủ sống đã chứ. Hiện nay người ta đã đủ sống đâu. Do đó, hiện nay yêu cầu trước hết là phải tuân thủ pháp luật đã. Điều chỉnh hiện nay là đang điều chỉnh kép, tức là vừa điều chỉnh để cho NLĐ đủ sống, vừa điều chỉnh theo mức trượt giá nên cao. Còn khi điều chỉnh đủ sống rồi thì chỉ cần điều chỉnh trượt giá", ông Mai Đức Chính nêu quan điểm.

Phan Hoạt (Báo Công an Nhân dân)

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.