Sự tồn tại của loài nhện trên thế giới này khiến nhiều người hoảng sợ, nhưng một số loài nhện khổng lồ còn có đặc tính gây sợ hãi hơn: Chúng tự lột bỏ lớp vỏ cũ của mình để cơ thể có thể phát triển lớn hơn.
Nhà nghiên cứu về nhện và các loài động vật giống nhện Jo-Anne Sewlal tại Đại học Tây Indies, đã ghi lại cận cảnh quá trình loại bỏ lớp vỏ ngoài của nhện Tarantula khổng lồ.
Video: Cận cảnh nhện khổng lồ 'lột da'
Cô cho biết: "Đó là một quá trình trong sự phát triển cơ thể. Nhện sẽ sản sinh ra một bộ xương mới trong khi khung xương cũ vẫn còn đang bao bọc, nghĩa là có một thời gian chúng sẽ mang trên người hai khung xương, rồi sau đó chúng loại bỏ bộ xương ngoài.
Dây thần kinh kết nối với bộ xương sẽ được chuyển dịch dần dần đảm bảo chúng không bị mất đi các giác quan và vẫn giữ được độ nhạy cảm của bộ lông".
Để quá trình này được diễn ra một cách suôn sẻ, nhện Tarantula sẽ co bóp bụng để đưa chất lỏng vào cephalothorax (đầu và ngực của nhện), đây là một vùng dễ bị tổn thương. Sau đó nhờ chất lỏng đưa vào, bộ xương cũ bên ngoài sẽ dần bị tụt ra. Cuối cùng con nhện lướt qua bộ xương cũ để thoát khỏi nó.
"Bộ xương mới khá nhăn nheo và có màu sắc nhợt nhạt, vẫn còn khá nhạy cảm so với bộ xương cũ. Da mới mềm mại hơn, khiến các loài nhuyễn thể dễ bám vào và ăn thịt nhện hơn. Nhưng chúng sẽ nhanh chóng có lại bộ da như cũ", cô Sewlal cho biết thêm.
Đăng nhận xét