Cố vấn an ninh quốc gia hai nước Mỹ và Hàn Quốc hôm nay (30/4) tái khẳng định không có sự thay đổi trong thỏa thuận về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp địa điểm và các phương tiện hỗ trợ, trong khi Mỹ chịu phần chi phí triển khai, vận hành và bảo trì THAAD.

Theo văn phòng tổng thống Hàn Quốc, ông McMaster, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã tái củng cố lập trường trong một cuộc điện đàm. Ông McMaster khẳng định, liên minh Mỹ - Hàn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phía Mỹ đã chủ động đề nghị tiến hành cuộc trao đổi này sau khi Tổng thống Trump tuyên bố muốn Hàn Quốc chi trả cho việc triển khai hệ thống phòng thủ trị giá 1 tỷ USD . Tuy nhiên, Hàn Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu này.

Việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối hiện cũng đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận Hàn Quốc cũng như tác động lớn đến cuộc bầu cử Tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 9/5 tới. Những người dân địa phương hôm nay đã có cuộc đụng độ với cảnh sát, khi những xe tăng chở dầu của hệ thống này đang cố gắng tiến vào địa điểm lắp đặt. Hàng nghìn người dân Hàn Quốc hôm qua cũng đã đổ ra đường để phản đối một loạt vấn đề, trong đó có việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc.

Một số người biểu tình hối thúc Tổng thống mới của Hàn Quốc nên xem xét lại triển khai THAAD. Một người dân Hàn Quốc chia sẻ: “Tổng thống mới nên thảo luận với người dân, nếu việc triển khai là cần thiết cho an ninh và quân sự của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu nó không thực sự cần thiết thì Tổng thống nên đề nghị hủy bỏ kế hoạch này”.

Không chỉ trong nước, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối tại Hàn Quốc cũng tiếp tục vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Trung Quốc. Theo phía Trung Quốc, hệ thống này không thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cũng như không giúp đảm bảo hòa bình ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng vài tuần qua do lo ngại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa hay thử hạt nhân lần thứ 6. Tổng thống Donald Trump hôm qua cho biết, Mỹ và Trung Quốc sẽ phản đối nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng là một trong những nội dung được đề cập trong cuộc điện đàm hôm qua giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte.

Ông Duterte cho biết: “Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ, tôi kêu gọi Mỹ kiềm chế các hành động để giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Tôi mong muốn không có chiến tranh, vì nếu điều đó xảy ra khu vực này sẽ bị ảnh hưởng trước tiên, trong đó có các quốc gia ASEAN. Đây là điều đáng lo ngại”.

Các cuộc diễn tập quân sự chung của Mỹ- Hàn Quốc dự kiến hoàn thành hôm nay (30/4).

Trong một dấu hiệu phô diễn sức mạnh quân sự, nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ USS Carl Vinson đã đến khu vực hải phận gần bán đảo Triều Tiên và bắt đầu các cuộc tập trận với Hải quân Hàn Quốc tối qua. Lực lượng Hải quân Hàn Quốc chưa thông báo về việc khi nào hoàn thành các cuộc diễn tập này.

Triều Tiên đã ngay lập tức có phản ứng. Tờ Rodong Simum – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cho rằng, việc triển khai nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ là hành động khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân nguy hiểm. Tờ báo viết, những tên lửa liên lục địa sẽ bay đến nước Mỹ nếu Mỹ thể hiện bất cứ hành động khiêu khích nào./.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.