Đến đầu thôn Hoành (thôn Hoành và Đồng Mít là 2 thôn của xã Đồng Tâm), chúng tôi bị chặn bởi những đống đất, đá to do người dân đổ ra choán hết mặt đường. Sát lề chỉ còn một lối nhỏ đủ để xe máy hoặc xe đạp đi qua. Trên tường cạnh bên lối vào thôn được treo một khẩu hiệu, ghi: “Nhân dân Đồng Tâm chúng tôi không chống đối nhà nước”.

Thấy chúng tôi xuất hiện, hàng chục cặp mắt của người dân dò xét. Một chị trạc 50 tuổi khoác áo chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai tiến về phía chúng tôi và “thẩm tra” nhân thân. Khi biết chúng tôi là nhà báo với đầy đủ giấy tờ, một số bà con đồng ý cho chúng tôi vào một ngôi nhà cạnh đó để trò chuyện. Tuy nhiên, cũng có một số người nhất quyết buộc chúng tôi phải rời khỏi Đồng Tâm ngay lập tức.

“Không báo chí gì cả. Mời các anh đi cho. Các anh có giấy tờ đầy đủ, chúng tôi không giữ nhưng các anh không thể ở lại” - một nông dân trung niên đeo kính đen từ trong nhà bước ra nói với giọng rất quyết liệt.

“Chúng tôi không còn biết tin ai nữa” - một nông dân khác gay gắt nói chen vào.

Mọi con đường vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đều bị chặn

Mọi con đường vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đều bị chặn

Rồi những lời ta thán được nói ra trên những khuôn mặt đầy bức xúc. Và không khí khá căng thẳng khi người trung niên kia và một vài người khác quyết không cho chúng tôi ở lại để làm việc. Tiếp đó, một tốp thanh niên từ trong thôn đi xe máy ra, ném những ánh mắt dò xét, đầy ngờ vực về phía chúng tôi đang ngồi ở lề đường.

“Ngòi nổ” chỉ được tháo khi một chị ở “Tổ đồng thuận” của xã bảo lãnh và xin làm đại diện để đưa chúng tôi vào trong nhà trò chuyện. Chị không cho biết tên và đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai che kín mặt suốt cuộc tiếp xúc.

Trong suốt cuộc trò chuyện, chị lặp đi lặp lại rất nhiều lần: “Chúng tôi chỉ muốn bình yên để làm ăn. Chúng tôi chỉ có một mong muốn là được đối thoại với người có thẩm quyền để tháo gỡ tình hình hiện nay”.

Đến hôm nay, nhiều đứa trẻ đang học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở ở Đồng Tâm vẫn chưa trở lại trường học. “Nhà tôi có một cháu học mẫu giáo, một cháu học lớp 4 nhưng tôi vẫn cho cháu nghỉ từ thứ sáu tuần trước vì sợ không an toàn” - một chị nói.

Mấy ngày gần đây, người dân Đồng Tâm dường như không ngủ. “Ruộng vườn thì bỏ bê, con cái thì nghỉ học, làm sao mà ngủ hả em” - một chị nói.

Người dân cũng khẳng định với chúng tôi rằng hiện những cán bộ, chiến sĩ đang bị người dân giữ ở đây đều được chăm sóc chu đáo. “Dân chúng tôi thay nhau nấu cơm ngày 3 bữa với đồ ăn tươm tất cho các em ấy. Chúng tôi mua quần áo cho các em thay và tắm giặt hằng ngày” - chị trong “Tổ đồng thuận” nói tiếp.

“Thậm chí sau khi nấu ăn xong, chúng tôi còn cho người ăn trước xem đồ ăn có bảo đảm an toàn không rồi mới mang cho các em ấy ăn” - một chị khác góp lời.

Tôi xin đi vào sâu trong làng, nơi có trường học, nơi có những cán bộ, chiến sĩ của Hà Nội đang bị người dân giữ ở thôn Hoành nhưng bị từ chối. “Chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho các anh dù chúng tôi rất muốn các anh vào” - chị trong “Tổ đồng thuận” cảnh báo.

Cho đến hôm nay, không một người lạ mặt nào có thể vào Đồng Tâm nếu không được người có uy tín trong xã bảo lãnh. Mọi con đường dẫn vào Đồng Tâm đều được dựng những vật cản như khúc gỗ to kê dọc, ngang; cát, đá đổ cao ngất choán hết đường làng.

Đồng Tâm đang rất nóng. Và trước khi chia tay, những người dân đã tiếp xúc với chúng tôi không quên gửi gắm: “Chúng tôi chờ một cuộc đối thoại với cấp có thẩm quyền”.

Nhóm phóng viên

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.