Gần 70 khu đèn đỏ nổi tiếng đã bị xóa sổ sau khi nhà chức trách Indonesia phát động chiến dịch truy quét tệ nạn bán dâm.

Tăng cường trấn áp

Trước đây, một khu ổ chuột tại quận Kalijodo, thủ đô Jakarta, có khoảng 2.000 gái mại dâm phục vụ cho dân lao động nghèo. Đến tháng 2-2016, 6.000 cảnh sát đột kích vào khu vực này triệt phá 500 nhà chứa. Xe ủi đất cũng được huy động để phá hủy hàng trăm ngôi nhà tại đó, một phần trong kế hoạch đổi mới đô thị của chính quyền địa phương. Nhờ vậy, Kalijodo giờ đây không khác gì một khu ngoại ô kiểu mới ở Úc, với một trung tâm thể thao trong nhà, sân trượt băng và sân chơi trẻ em.

Nạn bán dâm bị xem là bất hợp pháp nhưng lại khá phổ biến ở nhiều thành phố lớn của Indonesia. Chính phủ nước này đang đặt mục tiêu đóng cửa khoảng 100 khu đèn đỏ còn lại vào năm 2019. Đây được xem là nhiệm vụ không dễ dàng của quốc gia có khoảng 17.500 hòn đảo này. Trong nỗ lực loại bỏ hẳn tệ nạn này, ai mua dâm sẽ bị công bố hình ảnh trên mạng xã hội.

Còn tại Philippines, Phó Tỉnh trưởng Cebu, bà Agnes Magpale, cũng khẳng định sẽ triệt nạn du lịch tình dục trong khu vực sau khi 9 du khách Hàn Quốc từ 40-50 tuổi bị bắt vào đầu tháng 3 vì cáo buộc quan hệ tình dục với những cô gái trong độ tuổi từ 19-21. Những người này là nạn nhân của một nhóm chuyên chăn dắt gái, do 3 người Hàn Quốc điều hành cùng với một số người Philippines. Bọn họ hoạt động thông qua internet, cung cấp các gói du lịch tình dục với giá 5.000 USD/khách dành cho đối tượng người Hàn Quốc. Ngoài 9 du khách nói trên, 3 công dân Hàn Quốc và một người Philippines đang đối mặt tội danh buôn người vì tuyển dụng gái bán dâm. Tuy nhiên, 4 người này vẫn chưa sa lưới pháp luật.

Phụ nữ ăn mặc mát mẻ bên ngoài một quán bar ở TP Pattaya - Thái LanẢnh: Reuters

Phụ nữ ăn mặc mát mẻ bên ngoài một quán bar ở TP Pattaya - Thái LanẢnh: Reuters

Cám dỗ lớn

Mới đây nhất, nhà chức trách Thái Lan vào cuối tuần qua đã khởi động chiến dịch Happy Zone (tạm dịch “Khu vui vẻ”) nhằm cải thiện hình ảnh của TP Pattaya, tỉnh Chon Buri - nơi khét tiếng về du lịch tình dục. Chính quyền quân sự quốc gia Đông Nam Á này mạnh tay trấn áp nạn mua bán dâm sau khi “nóng mặt” vì báo chí nước ngoài gọi Pattaya là “thành phố tội lỗi” và “kinh đô tình dục thế giới”.

Du lịch tình dục không phát triển nhanh như các khía cạnh khác của ngành du lịch Thái Lan - điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế vốn phát triển chậm chạp kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014. Theo hãng tin Reuters, không có số liệu chính thức cho thấy quy mô của ngành du lịch tình dục tại Thái Lan. Một báo cáo năm 2014 của Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS cho biết số lượng phụ nữ bán dâm ở nước này vào khoảng 120.000. Dù vậy, một số ước tính nói con số này trong thực tế có thể nhiều hơn gấp đôi.

So với thu nhập tối thiểu 305 baht (khoảng 200.000 đồng)/ngày ở Thái Lan, cơ hội kiếm khoản tiền cao gấp vài lần như thế từ việc bán dâm rõ ràng là sự cám dỗ lớn, đặc biệt đối với người dân ở các vùng nông thôn nghèo. “Mọi người ở đây để kiếm sống. Tôi muốn làm bồi bàn hơn nhưng như vậy tôi không thể cho các con tôi đi học. Tôi muốn chúng có tương lai tốt đẹp hơn” - một phụ nữ 35 tuổi đến từ một ngôi làng ở miền Trung Thái Lan thổ lộ với Reuters.

Không dễ xóa sổ

Gần 1 năm sau chiến dịch xóa sổ khu đèn đỏ ở Kalijodo, nạn bán dâm không hẳn là đã biến mất hoàn toàn ở thủ đô Jakarta. Theo trang news.com.au (Úc), một số nhà thổ đã chuyển sang một quận khác để hoạt động với cái tên mới. Một gái bán dâm tiết lộ nhiều “đồng nghiệp” của cô đang sống trong cảnh nợ nần nên buộc phải bán thân để kiếm tiền trả. Khoản nợ này thường đến từ khoản cho vay mà bọn ma cô cung cấp cho các gia đình ở thôn quê. Người con gái trong gia đình sau đó phải bán dâm cho họ trong vài năm để trả nợ.

Xuân Mai

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.