Đài CNN đưa tin ít nhất 10 bộ trưởng – trong đó có Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan và cấp phó Mcebisi Jonas – đã bị ông Zuma đưa vào tầm ngắm. Một vị đại sứ Mỹ đã mô tả động thái này giống như “một vụ thảm sát bộ trưởng lúc nửa đêm ở Nam Phi”.

Tổng thống Zuma hôm 31-3 cho biết những thay đổi trong nội các sẽ giúp quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội diễn ra triệt để, hứa hẹn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nghèo cũng như tầng lớp lao động.

Việc nhà lãnh đạo Nam Phi “trảm” bộ trưởng và thứ trưởng tài chính khiến giới phân tích ngạc nhiên. Ông Gordhan nắm giữ chức vụ bộ trưởng từ năm 2009-2014, sau đó quay lại làm việc hồi tháng 9-2015. Ông có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của Nam Phi, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà đầu tư quốc tế.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Ảnh: EPA

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Ảnh: EPA

Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan. Ảnh: BUSINESS TECH

Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan. Ảnh: BUSINESS TECH

Trong một cuộc họp báo, ông Gordhan ám chỉ đến cáo buộc tham nhũng đang bủa vây Tổng thống Zuma: “Chúng tôi không bán linh hồn. Chúng tôi không cần túi nâu của bất kỳ ai cả”. Và trớ trêu thay, sau nhiều năm dốc lòng phụng sự đất nước, ông Gordhan phát hiện việc mình bị sa thải… thông qua các phương tiện truyền thông mà không phải là quyết định trực tiếp từ Tổng thống Zuma, theo đài CNN.

Bộ trưởng Gordhan bị sa thải giữa thời điểm ông đang tiến hành hoạt động quảng bá đầu tư tới Mỹ và Anh. Ông cố gắng thuyết phục các tổ chức xếp hạng rằng Nam Phi là quốc gia có tính ổn định về chính trị để thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo Phó Tổng thống Cyril Ramaphosa và một số đồng minh chính trị, Tổng thống Zuma ra lệnh “trảm” ông Gordhan vì nhận được thông tin tình báo cho thấy “bộ tài chính đang tìm cách cấu kết với các nhà đầu tư để lật đổ chính phủ”.

Ông Ramaphosa nói: “Thật khó để tin rằng một người như ông Gordhan – đã phục vụ đất nước bằng tất cả những gì mình có - lại lên kế hoạch bôi nhọ chính phủ của Tổng thống Zuma ở nước ngoài. Hành động mà Tổng thống Zuma đưa ra chống lại ông Gordhan chỉ dựa trên những giả thuyết”.

Việc ông Ramaphosa công khai bình luận về hành động của Tổng thống Zuma được xem là điều hiếm thấy. Đó cũng là bằng chứng về sự chia rẽ sâu sắc trong nội các mà nhà lãnh đạo Nam Phi đang phải đối mặt. Đài CNN nhận định ông Zuma rõ ràng đã đi ngược lại mong muốn của các quan chức cao cấp, đồng minh, lãnh đạo doanh nghiệp và các đảng đối lập.

Trong khi đó, phe đối lập kêu gọi một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” đối với nghị viện. Tuy nhiên, họ sẽ cần một số lượng đáng kể các chính trị gia đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền muốn quay lưng lại với Tổng thống Zuma nếu muốn cuộc bỏ phiếu này diễn ra.

Phạm Nghĩa (Theo CNN)

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.