Tiểu đoàn mà chúng tôi đang nói đến là Tiểu đoàn trinh sát vũ trang Nội thành Huế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đây là lực lượng tiên phong đánh chiếm các căn cứ giặc, mở đường cho Trung đoàn Phú Xuân (Quân khu Trị Thiên) tiến vào cắm lá cờ giải phóng trên đỉnh Phu Văn Lâu vào ngày 26/3, giải phóng Thừa Thiên - Huế, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Từ trung, diệt ác, phá kìm

Thời gian thấm thoát thoi đưa, những người lính trinh sát tinh nhuệ năm xưa nay chỉ còn vài người và cũng đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy.

Chúng tôi đã tìm đến nhà Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Hoàng Thức Bảo – Đội trưởng Tiểu đoàn trinh sát Nội thành Huế và được nghe câu chuyện về tiểu đội trinh sát khiến quân thù khiếp sợ mỗi lần giáp mặt.

Video: Đội trưởng Tiểu đội trinh sát kể chuyện tiêu diệt mật thám Mỹ. (Thực hiện: Trần Anh)

Dù đã lớn tuổi nhưng ký ức về những trận đánh hơn 40 năm trước của Tiểu đoàn trinh sát Nội thành Huế vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của ông Bảo. Và, mỗi lần nhắc về những trận đánh về đồng đội năm xưa, trong mắt của người cựu binh lại sáng lên đầy tự hào.

Theo lời Anh hùng LLVTTND Hoàng Thức Bảo, để phục vụ yêu cầu đánh địch ở thành phố Huế, năm 1962, một tiểu đội trinh sát được thành lập với 5 cán bộ cốt cán, tiếp đó con số này tăng lên 9 rồi 30 cán bộ, chiến sĩ.

Chuyện về tiểu đoàn trinh sát khiến mật thám Mỹ khiếp sợ - Ảnh 2.

Anh hùng Lực lượng vũ trangLLVTND) Hoàng Thức Bảo – Đội trưởng Tiểu đoàn trinh sát Nội thành Huế. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Năm 1966, Ban chỉ huy lực lượng trinh sát vũ trang Nội thành Huế chính thức được thành lập. Lúc đó, lực lượng lớn mạnh nên chia làm 5 đội có tên gọi: 66A, 66B, 66C, 66D và 66E với 120 lính trinh sát vũ trang.

Tiểu đoàn có nhiệm vụ "từ trung, diệt ác, phá kìm", đánh vào bộ máy kìm kẹp của địch, trừ khử những tên gián điệp nguy hiểm có thể gây hại đến lực lượng cách mạng và phong trào quần chúng, tham gia các chiến dịch tấn công nổi dậy của quân dân ta vào các thành thị.

Cùng một tiểu đoàn, nhưng những người lính trinh sát được phân bổ mỗi người một nơi hoạt động trong Nội thành Huế. Những lúc địch càn, ai nấy đều hướng mắt về phía đồng đội để cầu cho tất cả bình an.

Thời kỳ mới thành lập, những chiến sĩ trong Tiểu đoàn trinh sát vũ trang Nội thành Huế hoạt động bí mật ở vùng giáp ranh với căn cứ địch. Sau này, lui về ở trong lòng dân, nhờ nhân dân bảo vệ, nuôi dưỡng để hoạt động.

Anh hùng LLVTND Hoàng Thức Bảo tâm sự: "Từ sau chiến dịch Mậu Thân 1968, phía quân địch tổ chức các trận càn đẩy quân ta ra khỏi khu dân cư để chiếm lại các điểm căn cứ.

Nhờ có dân che chở, đào hầm bí mật, chăm chút từng bữa ăn nên anh em bám trụ được địa bàn. Thời điểm đó, nếu giặc phát hiện nhà dân bí mật giấu Việt cộng thì sẽ bị bắt, tù đày, tra tấn dã man hoặc bị giết chết, nhưng nhân dân vẫn một lòng hướng về cách mạng, không hé răng khai nửa lời’.

Đánh sập tiểu đội thám báo Mỹ

Trong trí nhớ của Anh hùng LLVTND Hoàng Thức Bảo, từ khi được thành lập cho đến khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, Tiểu đoàn trinh sát vũ trang Nội thành Huế đã đánh trên 100 trận, địa điểm chú yếu là nơi ở, trụ sở của chính quyền và những tên làm tình báo, gián điệp cho quân địch.

Trong số hàng trăm trận đánh, ông Bảo nhớ nhất là việc tiêu diệt gọn một toán thám báo và máy bay Mỹ vào năm 1970. Lúc đó, địch chốt chặn đường giao liên từ vùng căn cứ xuống đồng bằng nên lực lượng của ta không về được. Trước tình hình ấy, ban chỉ huy tiểu đoàn điều 1 đơn vị trinh sát vũ trang đến tìm cách đánh đuổi quân địch để giao liên thông suốt.

Chuyện về tiểu đoàn trinh sát khiến mật thám Mỹ khiếp sợ - Ảnh 3.

Những trận đánh của Tiểu đoàn trinh sát vũ trang Nội thành đã được Anh hùng LLVTND Hoàng Thức Thảo đưa vào cuốn hồi ký của mình.

Trước khi bắt đầu trận đánh, lính trinh sát dùng bom, pháo của chính quân địch để chế tạo lại thành mìn và đặt dọc tuyến đường hành quân của địch từ xã Hương Long về đến xã Hương Mai (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày nay). Khi quân địch di chuyển qua đoạn đường này thì mìn phát nổ, cả tiểu đội thám báo của địch bị tiêu diệt và một máy bay địch bị thiêu rụi.

Ngày hôm sau, trận đánh này đã được Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin phổ biến kinh nghiệm cho mặt trận miền Nam.

Mật thám Mỹ khiếp sợ

Thời kháng chiến chống Mỹ, ở khu vực Nam Giao nổi lên một tên ác ôn cấp tỉnh làm mật thám cho Mỹ và bị quân và dân ta tuyên án tử hình. Tuy nhiên, tên này tuyên bố sẽ không bao giờ bị tiêu diệt.

Việc thực thi án tử hình với tên này được giao cho ông Nguyễn Văn Trung – chiến sĩ thuộc Tiểu đội trinh sát Nội thành Huế. Nhận nhiệm vụ được giao, ông Trung bí mật cải trang và đột nhập vào nơi ở, nổ súng tiêu diệt tên ác ôn.

Nghe tiếng súng, đám lính địch kéo đến bao vây và truy bắt. Nhưng ông Trung đã nhanh chóng lẻn vào nhà một viên trung úy biệt động của quân địch và khống chế hắn. Với bản tính ham sống sợ chết, tên trung úy này đã lên xe chở ông Trung ra vùng tự do.

Một chiến công khác của Tiểu đoàn trinh sát vũ trang Nội thành Huế đó là việc tiêu diệt được tên Đặng Phanh – Quận phó Nam Hòa của địch. Tên này được đánh giá là kẻ gian ác số một, giết người vô tội hàng loạt.

Chuyện về tiểu đoàn trinh sát khiến mật thám Mỹ khiếp sợ - Ảnh 4.

Một số cán bộ thuộc Ban An ninh thành phố Huế tham dự hội nghị Ban An ninh khu Trị Thiên vào năm 1971. (Ảnh: Tư liệu)

Để tiêu diệt được tên gian ác này, các trinh sát của Tiểu đoàn trinh sát Nội thành Huế đã cải trang thành lính ngụy hành quân đến khu vực cầu Lim (đường Minh Mạng, thành phố Huế ngày nay). Chờ khi xe của tên Đặng Phanh đi qua, các trinh sát của ta đã chặn đầu xe tiêu diệt hắn cùng hai kẻ khác.

Năm 1975, trước những thất bại liên tiếp tại các mặt trận, trung tướng của quân địch là Ngô Quang Trưởng đã hô hào tử thủ. Tuy nhiên, quân địch tham sống sợ chết đã tháo chạy hết về cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) để lên tàu vào Nam.

Nhận định đây là thời cơ có một không hai, ngày 24/3/1975, một tổ trinh sát gồm 11 người của Tiểu đội trinh sát vũ trang Nội thành Huế đã đánh chiếm Ty Cảnh sát của địch; chiếm căn cứ cảnh sát sắc phục; chiếm Trung tâm tham vấn Mỹ, ngụy, mở đường cho quân cách mạng vào giải phóng Huế.

Với những chiến công nêu trên, Tiểu đội trinh sát vũ trang Nội thành Huế cùng 9 chiến sĩ của tiểu đội đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.