Trên thực tế, Lưu Thiện cũng cai quản nước Thục trong khoảng 41 năm bình ổn, không có binh biến đại loạn.

Chính điều đó khiến nhiều sử gia sau này cho rằng sự thực Lưu Thiện không hề hồ đồ như mọi người vẫn nghĩ, bởi duy trì vương quyền đế vị trong thời gian dài, suốt hơn 4 thập kỷ là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt trong bối cảnh loạn lạc thời bấy giờ.

Sách "Tam Quốc tập giải" của Chu Thọ Xương đã đánh giá cao Lưu Thiện và cho rằng những lời đồn đoán ngốc nghếch thực ra là sai lầm, ông chỉ cố ẩn mình để giữ an toàn cho quần thần và thân quyến mà thôi.

Có lẽ chính điều đó mới là sự thông minh để không phải ngẫu nhiên mà một ông vua mất nước lại có một cái kết "có hậu" trong lòng địch như vậy.

Trước khi qua đời, Lưu Bị dặn dò con trai hãy coi Gia Cát Lượng như cha của mình. A Đẩu tiếp thu nghiêm khắc lời dặn của cha nên khi Gia Cát còn sống mọi việc triều chính đều làm theo ý của "người cha thứ hai" này.

Cậu bé từng khiến Triệu Tử Long giáp chiến vạn binh Tào có thật là vị vua ngốc nghếch? - Ảnh 1.

Lưu Thiện mọi việc đều nghe theo Gia Cát Lượng.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện phế bỏ chế độ thừa tướng, phân tán quyền lực quân sự, hành chính giao cho hai người quản lý khiến họ kiềm chế lẫn nhau. Đó là Phí Huy và Tưởng Uyển. Sau khi Tưởng Uyển mất, quyền lực được thu về tập trung trong tay đế vương.

Như vậy có thể thấy, Lưu Thiện không phải là kẻ nhược trí, mà ngược lại có người cho rằng ông là người biết toan tính, liệu thời vận mà thu nạp, buông nhả quyền lực, biết tùy cơ ứng biến.

Thêm nữa lịch sử, trong hơn 4 thập kỷ Lưu Thiện ở ngôi vương, không hề có đại họa nào xảy ra, cũng không có chém giết bừa bãi quần thần tướng lĩnh, điều đó cho thấy ông không phải mẫu người "hôn quân" sát máu.

Ở góc độ khác nhiều sử gia cho rằng Lưu Thiện dùng đạo vô vi trị quốc, bình định thiên hạ, nhân từ và khoan dung giống như cha của mình. Và ông hoàn toàn không phải hồ đồ, thiếu năng lực như người đời vẫn nghĩ.

Có lẽ vì bản tính nhân từ mà khi Ngụy bao vây dưới thành, Lưu Thiện đã chọn cách đầu hàng. Người ta cho rằng đó là bản tính của người hèn nhát, nhu nhược, thay vì chủ chiến lại đi chủ hàng. Nhưng ở khía cạnh khác Lưu Thiện đã tránh được một cuộc chiến binh lửa can qua đẫm máu cho nhân dân Thục Hán.

Cậu bé từng khiến Triệu Tử Long giáp chiến vạn binh Tào có thật là vị vua ngốc nghếch? - Ảnh 2.

 Với nhân dân nước mình, Lưu Thiện không gây ra đau thương, binh biến trong suốt thời gian cầm quyền, thiên hạ thái bình. Chẳng phải đó là biểu hiện của một vị vua nhân đức?

Trong Tam Quốc Chí có miêu tả rằng ngay cả khi ra hàng Ngụy, Lưu Thiện vẫn giữ phong thái của bậc vương đế, ngồi xe chỉ tay xuống tướng Ngụy là Đặng Ngải chứ không sợ sệt, khúm núm như các trường hợp đầu hàng thường thấy.

Trong suốt những năm tháng sau này, Lưu Thiện vẫn bị quân Ngụy nghi ngờ là ông giả ngây ngô. Có chuyện kể rằng, Tư Mã Chiêu vì muốn thử lòng Lưu Thiện mà cho các quan lại nước Thục đến phủ và gọi cung nữ múa điệu múa nước Thục xưa.

Các tướng quân nước Thục đến nhớ quê đến phát khóc, còn Lưu Thiện vẫn uống rượu, cười nói xem múa bình thường, thần sắc không đổi và khi được hỏi có nhớ quê không thì giả ngô mà nói rằng: "Ở đây vui lắm, không còn nhớ nước Thục nữa".

Có lẽ chính việc giả ngây ngô, ẩn mình của mình mà tránh được hiểm họa sau này, nhờ đó mà ông và thân quyến sống bình an trong lòng nước Ngụy.

Lưu Thiện sau khi hàng Ngụy, sống ẩn dật thì qua đời sau khi lâm trọng bệnh, hưởng dương 64 tuổi. Kết thúc một cuộc đời thăng trầm và để lại nhiều tranh cãi cho hậu thế./.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.