"Chúng tôi nhận được thông tin xác nhận rằng 12 phần tử khủng bố của nhóm Maute đã thiệt mạng và 6 trong số này là các phần tử khủng bố đến từ Malaysia và Indonesia" – ông Restituto Padilla khẳng định trong cuộc họp báo ở TP Davao – Philippines. Đến ngày giao tranh thứ tư, số người thiệt mạng đã lên đến 44 người, trong đó có 11 binh sĩ và 2 cảnh sát Philippines. Nhóm Maute có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines, ông Restituto Padilla. Ảnh: AP
Cũng trong cuộc họp báo nêu trên, luật sư trưởng chính phủ Philippines Jose Calida cho rằng sự tham gia của các phần tử khủng bố nước ngoài đã đáp ứng được một trong những yêu cầu của Hiến pháp trong việc ban bố thiết quân luật.
"Vụ việc đang xảy ra ở đảo Mindanao không chỉ đơn thuần là cuộc nổi loạn của công dân Philippines. Nó đã chuyển thành một cuộc xâm lăng của các phần tử khủng bố nước ngoài đi theo tư tưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng" – ông Calida nhấn mạnh. Theo hiến pháp Philippines, xâm lăng và nổi loạn là 2 điều kiện để ban bố thiết quân luật. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trước đó đã ban bố thiết quân luật trên đảo Mindanao.
Quân đội chính phủ Philppines tiến vào TP Marawi trên đảo Mindanao giải thoát người dân. Ảnh: AP
Lực lượng chính phủ tuần tra trên TP Marawi hôm 25-5. Ảnh: AP
Đây không phải là lần đầu tiên Philppines bị các phần tử khủng bố nước ngoài xâm lăng. Sự hiện diện của các phần tử khủng bố nước ngoài là một vấn đề đối với giới chức trách Philippines trước khi vụ việc trên đảo Mindanao xảy ra, theo ông Padilla. Ông Padilla còn tiết lộ các phần tử khủng bố nước ngoài hỗ trợ nhóm Maute nâng cao các kỹ năng khủng bố, đặc biệt là chế tạo bom.
Một số hình ảnh khác về tình hình trên đảo Mindanao - nơi xảy ra cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và các phần tử khủng bố nhóm Maute
Một tay súng Maute treo cờ IS tại một điểm chiếm đóng trong TP Marawi. Ảnh: Daily Mail
Một thành phần cực đoan với lá cờ IS trên tay. Ảnh: Daily Mail
Lực lượng chính phủ giao tranh với nhóm Maute. Ảnh: Reuters
Đến ngày giao tranh thứ tư, đã có 44 người thiệt mạng, trong đó có 11 binh sẽ và 2 cảnh sát Philippines. Ảnh: EPA
Người dân sơ tán khỏi khu vực giao tranh. Ảnh: AP
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: EPA
Sẵn sàng đàm phán
Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 26-5 khẳng định ông sẵn sàng đàm phán với nhóm Maute. "Thông điệp mà tôi muốn gửi đến các phần tử khủng bố ở bên kia chiến tuyến là chúng ta vẫn có thể giải quyết vụ việc bằng giải pháp đàm phán" – ông Duterte phát biểu trước các binh sĩ Philippines ở TP Iligan, khu vực nằm gần TP Malawi.
Vị tổng thống còn nhấn mạnh với các binh sĩ tham gia chiến dịch tấn công phiến quân rằng: "Các bạn có thể bắt bất cứ ai, lục soát bất cứ ngôi nhà nào mà không cần xin lệnh khám xét".
Cao Lực (Theo Philstar)
Đăng nhận xét