“Tôi còn bị ràng buộc bởi một số chuyện nên không thể hứa chắc chắn” – ông Duterte nói với phóng viên tại TP Davao khi được hỏi có nhận lời mời của Tổng thống Trump hay không.

Theo lịch trình, ông Duterte nói mình vẫn sẽ thăm Nga và Israel. Nhà lãnh đạo Philippines cũng dự kiến tới Campuchia để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng như Trung Quốc để góp mặt trong Hội nghị thượng đỉnh Một vành đai – Một con đường. Cuối tháng này, ông Duterte sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân chuyến thăm Moscow.

Trước đây, nhà lãnh đạo Philippines thừa nhận ông không thích ngồi trên những chuyến bay dài.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: PHIL STAR

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: PHIL STAR

Nếu quan hệ giữa ông Duterte và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama không mấy suôn sẻ thì ngược lại, nhà lãnh đạo Philippines để ngỏ cánh cửa mở rộng quan hệ với người đồng cấp Mỹ hiện tại Donald Trump.

Ông Duterte cho biết: “Mọi thứ đã thay đổi. Nhà lãnh đạo mới (ông Trump) muốn làm bạn và ông ấy nói rằng chúng tôi là bạn. Vậy tại sao chúng tôi lại phải chọn cách chống lại nhau?”.

Ngày 29-4, Tổng thống Trump gọi điện thoại cho ông Duterte để thảo luận về các vấn đề khu vực bao gồm mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Tổng thống Trump cũng mời ông Duterte thăm Nhà Trắng trong một cuộc đối thoại mà các quan chức mô tả là “thân thiện” và “ấm áp”.

Cũng trong ngày 1-5, nhà lãnh đạo Philippines thông báo nước này có thể sắp tập trận chung với Trung Quốc ở biển Sulu. “Tôi đã nói tôi đồng ý tập trận chung với Trung Quốc ở Mindanao, có thể là ở biển Sulu” – ông Duterte xác nhận sau khi thăm 1 tàu chiến Trung Quốc đang ở thăm Davao.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chang Chun (DDG150) là một trong ba tàu đến thăm Philippines. Ảnh: REUTERS

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chang Chun (DDG150) là một trong ba tàu đến thăm Philippines. Ảnh: REUTERS

Trong khi Nga cũng gợi ý tổ chức các cuộc tập trận với Philippines, đồng thời gửi tàu thăm thiện chí nước này thì Tổng thống Duterte có ý định “lánh xa” đồng minh lâu năm Mỹ. Cụ thể, cuộc tập trận quân sự thường niên Balikatan giữa Manila và Washington đã được điều chỉnh lại trong năm nay. Theo đó, nội dung tập trận sẽ chú trọng vào hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thiên tai và chống khủng bố.

Ông Duterte đã xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc và Nga như một phần của chính sách đối ngoại độc lập nhằm “chứng tỏ chúng tôi là bạn”.

Hôm 30-4, 3 tàu Trung Quốc cập cảng Sasa Wharf ở TP Davao – Philippines trong khuôn khổ chuyến thăm thiện chí của Bắc Kinh tới các quốc gia thành viên ASEAN. Các tàu sẽ rời đi vào ngày 2-5, bao gồm tàu ​​khu trục tên lửa dẫn đường Chang Chun (DDG150), tuần dương hạm tên lửa dẫn đường Jin Zhou (FFG 532) và tàu hậu cần Chao Hu (890).

Đây là lần đầu tiên sau 7 năm tàu Trung Quốc tới Philippines.

Phạm Nghĩa (Theo Phil Star)

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.