Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 10/5 đưa tin, cựu Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham đã từ trần tại Bắc Kinh hôm 9/5/2017, hưởng thọ 90 tuổi.

Thay đổi cục diện ngoại giao Trung Quốc

Ông Mã Chấn Cương, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Anh cho biết những thập niên đầu sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, giới ngoại giao quốc tế thường tỏ ra lãnh đạm với các nhà ngoại giao Bắc Kinh. Ví như trong một lần Mã tới Mỹ, các thành viên Hiệp hội hữu nghị Trung-Mỹ đều không để ý tới ông này.

Tuy nhiên, theo Mã, trước bối cảnh này, chính Tiền Kỳ Tham đã "lật ngược thế cờ", giúp ngành ngoại giao Trung Quốc hội nhập với ngoại giao thế giới.

"Mấy chục năm Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham lãnh đạo Bộ Ngoại giao là thời kỳ ngoại giao Trung Quốc tương đối chủ động", Mã Chấn Cương nhận xét.

Mã kể lại, trong một buổi đàm phán vào năm 1992 giữa Ngoại trưởng Mỹ James Baker và Tiền Kỳ Tham tại Bắc Kinh, ông Baker đã đưa ra một danh sách "bắt giữ" cá nhân. Đáng chú ý, bảng danh sách xuất hiện tên của Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ ngoại giao Ngô Kiến Dân.

Ngay khi đó, Tiền đã chỉ trích Washington ngụy tạo bằng chứng giả và yêu cầu Ngô Kiến Dân - khi đó cũng có mặt tại buổi hội đàm - đứng lên đối chứng khiến các quan chức Mỹ vô cùng bất ngờ.

Tiền Kỳ Tham - Người thay đổi cục diện ngoại giao Trung Quốc - Ảnh 1.

Tiền Kỳ Tham là người phát ngôn Bộ ngoại giao đầu tiên tại Trung Quốc. (Ảnh: Phượng Hoàng)

Ngoài ra, khi thảo thuận về vấn đề kiểm soát tên lửa, phía Mỹ yêu cầu Bắc Kinh phải đưa ra phương châm kế hoạch cụ thể nhưng ông Tiền không đồng ý do Bắc Kinh chưa soạn thảo kỹ lưỡng.

"Baker gấp văn kiện lại, đứng dậy nói không thảo luận thêm nữa. Điều này đồng nghĩa buổi đàm phán bị hủy bỏ", Mã Chấn Cương nói - "Khi đó, Tiền Kỳ Tham vẫn ngồi yên tại chỗ và nhìn thẳng vào đối phương. Thấy lãnh đạo ngồi im, chúng tôi cũng ngồi im. Quan chức Mỹ không ngờ xảy ra tình huống này, người đứng người ngồi. Cuối cùng họ đành ngồi lại tiếp tục cuộc thảo luận".

Tuy nhiên, theo Mã, sau buổi đối thoại, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng đồng ý sẽ đưa ra phương châm cụ thể cho Washington.

Bên cạnh đó, theo lời kể của cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Triệu Tiến Quân, Tiền Kỳ Tham là một "nhân vật lỗi lạc" trong giới ngoại giao Trung Quốc.

Theo Triệu, những phát biểu của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc đều rất súc tích và thấu đáo, tạo nên ấn tượng về một nhà ngoại giao lão luyện.

"Trong các cuộc trò chuyện riêng, những đồng nghiệp trong Bộ ngoại giao chúng tôi luôn khẳng định, Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham đã có những cống hiến quan trọng giúp nền ngoại giao Trung Quốc mở cửa trong thời kỳ cuối thập niên 80", Triệu Tiến Quân nhận định.

Chuyến thăm bốn nước Trung Đông, hội kiến Saddam Hussein

Năm 1990, khi chiến tranh Vùng Vịnh leo thang căng thẳng, Tiền Kỳ Tham với tư cách Đặc sứ dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tiến hành công du bốn nước Trung Đông. Trong cuộc thăm viếng này, nhiệm vụ quan trọng nhất của Tiền chiến là hội kiến lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.

Ngày 12/11/1990, cơ quan ngoại giao song phương đã sắp xếp tổ chức cuộc hội đàm Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham và nhà lãnh đạo Hussein.

"Khoảng 11h, tôi đến hội kiến Hussein... Lần này, ông ấy mặc một bộ quân phục, đeo một khẩu súng lục ngang hông khiến mọi người cảm thấy dường như chiến tranh sắp ập đến. Cuộc đối thoại kéo dài gần hai giờ đồng hồ, chỉ trong khoảng thời gian nghỉ giải lao, ông ấy mới tháo súng, đặt bên cạnh bàn", Tiền Kỳ Tham viết trong nhật ký cá nhân về cuộc gặp với lãnh đạo Iraq.

Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, Hussein nói chuyện rất thẳng thắn, cởi mở.

Đặc biệt, cuối cuộc đối thoại, trước câu hỏi về khả năng nước Mỹ có thật sự khai chiến của nhà lãnh đạo Iraq, Tiền Kỳ Tham cho biết, Trung Quốc khi đó rất lo lắng nguy cơ chiến tranh đang gia tăng.

"Khi không nhận được sự đảm bảo của Washington sẽ rút quân, bất cứ động thái nào của Iraq cũng đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nước Mỹ cần đồng thời rút quân và xóa bỏ lệnh trừng phạt Iraq", Hussein nói xong, bất ngờ đứng dậy, bắt tay tạm biệt Tiền Kỳ Tham.

Tiền Kỳ Tham - Người thay đổi cục diện ngoại giao Trung Quốc - Ảnh 2.

Tiền Kỳ Tham đại diện Trung Quốc ký Hiệp ước cấm thí nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện năm 1996. (Ảnh: Phượng Hoàng)

Gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc

Theo hồi ký cá nhân, Tiền Kỳ Tham cho biết, lần đầu tiên ông đến Seoul vào tháng 11/1991 để tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ ba Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương.

Thời kỳ này, Trung-Hàn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 8/1992, hai nước mới chính thức xây dựng quan hệ ngoại giao) nhưng Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo đã hội kiến riêng Tiền Kỳ Tham và bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh nhằm phục vụ cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Tiền cho biết, trước đề xuất của Tổng thống Roh, ông không đưa ra câu trả lời trực tiếp nhưng ngay ngày hôm sau, các đầu báo lớn tại Hàn Quốc đã nhận định cuộc gặp này là "bước chuyển ngoặt" cho quan hệ Trung-Hàn, đăng kèm bức ảnh ông bắt tay với nhà lãnh đạo nước này.

Theo cựu Đại sứ Trung Quốc đầu tiên tại Hàn - Trương Đình Diên, khi đó do quan hệ song phương chưa được thiết lập nên sự xuất hiện của Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tại Seoul đã đặc biệt thu hút sự quan tâm của thế giới.

Trương Đình Diên cho biết, sau cuộc gặp gỡ bí mật của hai ông Tiền-Roh, Bắc Kinh bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Hàn. Tháng 5/1992, hai nước bước đầu tiến hành đàm phán. Đến 24/8 cùng năm, hai nước tuyên bố chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.