Không khó để bắt gặp các bãi rác từ vỉa hè đến lòng đường, quận trung tâm đến ngoại ô, các cây cầu đến dòng kênh, con đường chính đến hẻm nhỏ trên địa bàn TP.

Vô tư xả rác

Nhiều năm nay, người dân sống dọc đường Tân Chánh Hiệp 26 (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP HCM) kêu trời khi phải sống chung với con kênh Nước Đen ô nhiễm, ngập rác thải từ khu chợ Trung Chánh, hàng quán ven kênh và các hộ dân sống dọc kênh. Theo người dân địa phương, chính quyền có thuê người nạo vét lòng kênh, xử lý rác nhưng chỉ sạch được vài ba bữa, rác lại tập kết về chật cứng lòng kênh.

Đi qua một số tuyến đường như Quang Trung, Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn Trị, Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp); 3 Tháng 2, Trần Nhân Tông, Nguyễn Tri Phương (quận 10); Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Cừ (quận 5)…, phóng viên ghi nhận nhiều đống rác được những người thiếu ý thức tống ra vỉa hè, xuống lòng đường, thậm chí đổ bít cống thoát nước. Rất nhiều quán ăn thản nhiên đổ nước thải, thức ăn thừa, nước rửa chén xuống cống hoặc lênh láng ra đường. Đặc biệt, các cây cầu, như: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Tri Phương, Chữ Y, Sài Gòn… cũng không ngoại lệ. Dưới gầm cầu, hông cầu đều được tập kết rác; bên trên cầu, nhiều người bán hàng rong, người đi đường vô tư xả rác.

Đường Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp) dài hơn 1 km nhưng có cả chục đống rác tự phát (ảnh chụp tại một bãi rác tự phát trên tuyến đường này khoảng 20 giờ ngày 3-5, nhiều người xách từng bọc rác lớn vứt xuống rồi bỏ đi)

Đường Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp) dài hơn 1 km nhưng có cả chục đống rác tự phát (ảnh chụp tại một bãi rác tự phát trên tuyến đường này khoảng 20 giờ ngày 3-5, nhiều người xách từng bọc rác lớn vứt xuống rồi bỏ đi)

Tại nhiều giao lộ ở TP, như ngã tư Thủ Đức (quận Thủ Đức), Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Trường Chinh - Cộng Hòa (quận Tân Bình)..., không khó bắt gặp hình ảnh các loại tờ rơi bị ném trên mặt đường. Trong khi đó, ở nhiều tuyến đường như Hoàng Sa, Trường Sa (kéo dài qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình)..., nơi tập trung nhiều quán nhậu được cơi nới bàn ghế lên vỉa hè, khách thản nhiên vứt đủ loại rác, từ thức ăn thừa đến giấy lau miệng xuống vỉa hè, lòng đường... Không ít khách nhậu từ trong quán phi thẳng ra bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tiểu bậy.

Phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục

Từng có kinh nghiệm xử lý những hành vi phản cảm, ông Võ Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé, quận 1, cho biết tại các khu dân cư, khu phố, thông qua hệ thống camera, đã phát hiện nhiều trường hợp đổ rác không đúng nơi quy định. Khi họp giao ban định kỳ, phường nhắc nhở những trường hợp này để người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông Hưng cũng thừa nhận tại một số tuyến đường trọng điểm dù đã trang bị camera nhưng để xử lý hành vi xả rác bừa bãi, tiểu bậy là không đơn giản. Bởi khi phát hiện qua camera, cơ quan chức năng đến hiện trường lập biên bản, xử phạt thì đối tượng không còn.

Xả rác trên miệng cống, bít kín cả lối thoát nước (ảnh chụp trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp) Ảnh: Quốc Chiến

Xả rác trên miệng cống, bít kín cả lối thoát nước (ảnh chụp trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp) Ảnh: Quốc Chiến

Còn theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM, nguyên nhân khiến tình trạng xả rác, tiểu bậy không giảm so với trước chủ yếu là do ý thức của nhiều người chưa cao. Thường thói quen của đa số người dân là thuận tiện chỗ nào, bỏ rác nơi đó, nhất là tại các khu chợ tự phát, khu vực kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, đất trống, công viên... Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu giữ vệ sinh chung còn hạn chế như thiếu nhà vệ sinh, thùng rác công cộng...

Vừa qua, một số địa phương trên địa bàn TP triển khai lắp đặt camera quan sát, thưởng nóng cho người tố giác các hành vi vi phạm… cũng là những biện pháp cần thiết nhưng quan trọng là phải thực hiện đồng bộ ở các địa phương. Trong khi đó, phải thừa nhận một khó khăn là các hành vi xả rác, tiểu bậy... thường diễn ra nhanh chóng, không cố định ở bất cứ địa điểm nào nên không dễ để xử phạt. Riêng đối với hành vi xả rác trộm, thường có quy mô lớn hơn và tập trung ở một địa điểm nên việc phát hiện và xử phạt không khó.

“Người xả rác bừa bãi quá nhiều, ở khắp mọi nơi nhưng người có trách nhiệm thi hành công vụ quản lý môi trường, xử phạt các hành vi vi phạm lại ít. Vì vậy, vấn đề quan trọng để dẹp được “giặc” rác chính là nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của người dân thông qua truyền thông, các cuộc hội họp, loa phường...; đặc biệt là giáo dục ở hệ thống nhà trường để hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ khi còn ở lớp mẫu giáo” - đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM nói.

Gắn camera, thưởng nóng

Theo đại diện UBND quận Bình Tân, ngoài việc gắn camera giám sát trên nhiều tuyến đường, UBND quận giao cho các phòng đô thị và đơn vị liên quan tăng cường tuần tra xử lý; song song đó, chủ tịch UBND các phường phải kiểm tra công tác quản lý môi trường. Nếu làm không tốt, mỗi khi tiến hành sơ kết sẽ xử lý từng cá nhân. Từ khi gánh vác trách nhiệm, mỗi địa phương đã “xông xáo” xử lý, tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn…, vấn đề bảo vệ môi trường vì vậy có chuyển biến.

Tại quận Tân Phú, song song xử phạt những người vi phạm, quận còn đưa ra giải pháp treo thưởng cho người tố giác, mức tiền thưởng dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng. Nguồn tiền này được vận động từ những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.

Nhóm Phóng viên

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.