Trong những năm gần đây, dân số trên quần đảo Faroe sụt giảm do người trẻ xuất ngoại, chủ yếu để học hành, và không trở lại. Trong khi đó, phụ nữ nơi đây muốn đến nơi khác để tìm kiếm cuộc sống mới.

Do đó, theo Thủ tướng Axel Johannesen, quần đảo Faroe “mất cân bằng giới tính”, đàn ông nhiều hơn phụ nữ 2.000 người.

Điều này buộc đàn ông Faroe phải tìm kiếm bạn đời đến từ những khu vực khác thông qua các trang hẹn hò, mạng xã hội hay mai mối.

Theo BBC, hiện có hơn 300 phụ nữ Thái Lan và Philippines sinh sống tại quần đảo Faroe, nơi có dân số chỉ 50.000 người.

Quần đảo khát vợ - Ảnh 1.

Quần đảo Faroe nằm giữa Na Uy, Iceland và Scotland. Ảnh: BBC

Cú sốc văn hóa

Cuộc sống của những người cô dâu rời bỏ khu vực nhiệt đới để đến quần đảo lộng gió nói trên sẽ thay đổi ra sao? Quãng thời gian đầu, những người mới đến có thể bị sốc văn hóa nặng.

Quần đảo Faroe chính thức là một phần của Vương quốc Đan Mạch nhưng có ngôn ngữ riêng và một nền văn hóa rất khác biệt, đặc biệt là về ẩm thực.

Thịt cừu lên men, khô cá tuyết hay thậm chí thịt cá voi là những món ăn có hương vị mạnh tiêu biểu cho ẩm thực quần đảo Faroe. Những món này không được nêm nếm bằng gia vị hay các loại rau thơm truyền thống của người châu Á.

Ngoài ẩm thực, khí hậu lạnh và ẩm ướt cũng là một thử thách đối với nhiều người. Nhiệt độ mùa hè nơi đây chỉ khoảng 16 độ C.

Khi Athaya Slaetalid lần đầu tiên rời Thái Lan đến Quần đảo Faroe, nơi mùa đông kéo dài 6 tháng, cô không thể rời xa lò sưởi.

“Nhiều người kêu tôi ra ngoài đón ánh mặt trời nhưng tôi chỉ trả lời rằng: “Không! Cứ để tôi ở trong nhà, trời lạnh quá”.

Người phụ nữ này thừa nhận cô gặp nhiều khó khăn khi chuyển đến sinh sống trên quần đảo Faroe 6 năm về trước.

Athaya gặp chồng cô, anh Jan, khi anh này làm việc tại Thái Lan. Jan biết để thuyết phục được vợ anh đến sinh sống tại một khu vực khác biệt về văn hóa và thời tiết là một thử thách.

“Tôi lo lắng vì mọi thứ cô ấy bỏ lại sẽ khác biệt hoàn toàn với mọi thứ mà cô ấy đón nhận. Tuy nhiên, tôi biết Athaya sẽ thích nghi được” – anh Jan bày tỏ.

Quần đảo khát vợ - Ảnh 2.

Athaya Slaetalid bên cạnh chồng, anh Jan, và con trai Jacob. Ảnh: BBC

Athaya mô tả quãng thời gian đầu sinh sống tại quần đảo Faroe là vô cùng khó khăn. Cô và chồng sinh sống trong một ngôi làng bao quanh bởi đồi núi.

“Khi con trai Jacob của chúng tôi chào đời, tôi ở nhà cả ngày và không có ai để trò chuyện. Những người khác trong làng là người già và hầu hết không nói tiếng Anh.

Những người bằng tuổi vợ chồng tôi đi làm và Jacob cũng không có bạn cùng tuổi để chơi cùng. Rất cô độc. Ở đây, khi bạn ở nhà thì đúng nghĩa là bạn chỉ ở nhà. Có thể nói là tôi thấy chán nản” – Athaya chia sẻ.

Cũng theo Athaya, khi con trai cô đi nhà trẻ, cô bắt đầu đi làm công việc phục vụ nhà hàng và đã gặp một người phụ nữ Thái Lan khác.

“Điều này rất quan trọng vì tôi có người bầu bạn. Nó cho tôi cảm nhận được hương vị của quê nhà một lần nữa” – Athaya khẳng định. Hiện tại, Athaya làm việc tại một nhà hàng ở Torshavn, thủ đô quần đảo Faroe.

Thủ tướng Axel Johannesen khẳng định việc giúp đỡ những người mới đến sinh sống tại quần đảo Faroe là một nhiệm vụ quan trọng của chính phủ.

Cũng theo ông Johannesen, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là giúp đỡ người mới đến học ngôn ngữ Faroe. “Có các chương trình dạy ngôn ngữ miễn phí của chính phủ” – ông Johannesen tiết lộ.

Quần đảo khát vợ - Ảnh 3.

Sinh sống trên Quần đảo Faroe, người dân không phải lo về tội phạm và ô nhiễm. Ảnh: BBC

Ở những khu vực khác của châu Âu, nhập cư là một chủ đề nhạy cảm nhưng với quần đảo Faroe thì không.

Antonette Egholm, một người phụ nữ Philippines, khẳng định cô không bao giờ gặp các vấn đề kỳ thị người nhập cư kể từ ngày đến sinh sống tại quần đảo Faroe. “Người dân nơi đây thân thiện.

Tôi chưa bao giờ bị kỳ thị. Tôi từng sống ở Manila (thủ đô Philippines) và lo sợ về giao thông, ô nhiễm và tội phạm. Ở đây thì không.

Những thứ như giáo dục hay chăm sóc sức khỏe còn được miễn phí” – cô Egholm cho hay.

Chồng của cô Egholm là anh Regin khẳng định sự đa dạng văn hóa và sắc tộc là điều cần được chào đón không phải sợ hãi.

Về phần Athaya, cô hiện đã thích nghi với cuộc sống mới.

Khi được hỏi tại sao không chuyển đến sinh sống ở Torshavn – nơi tập trung gần 40% dân số quần đảo Faroe, người phụ nữ Thái Lan khẳng định: “Không, tôi không cần phải làm vậy. Tôi hạnh phúc với cuộc sống nơi đây.

Không ô nhiễm và không tội phạm. Ngày nay, không nhiều đứa trẻ được sống trong môi trường như vậy. Đây có thể là thiên đường cuối cùng của hạ giới”.

Quần đảo khát vợ - Ảnh 4.

Athaya mô tả nơi cô đang sống là "thiên đường cuối cùng của hạ giới". Ảnh: BBC

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.