UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có kết luận thanh tra các dự án khai thác, chế biến cát trắng tại huyện Phong Điền.

Tận thu cát

Năm 2009, Công ty CP Prime Thiên Phúc (viết tắt là Công ty Thiên Phúc) được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại cụm công nghiệp chế biến cát Phong Điền, thuộc KCN Phong Điền (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

Theo báo cáo của Công ty Thiên Phúc gửi Ban Quản lý (BQL) Khu Kinh tế - Công nghiệp (KT-CN) tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay, doanh nghiệp (DN) này đã chi hơn 28 tỉ đồng để làm cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành 90% khối lượng hệ thống thoát nước, san lấp mặt bằng đạt 60%. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, Công ty Thiên Phúc đã lấy đi một lượng lớn cát dôi dư để cung cấp cho việc san lấp mặt bằng bên ngoài cũng như làm nguyên liệu sản xuất cho một DN khác.

Cũng tại báo cáo này, Công ty Thiên Phúc khẳng định khối lượng cát dôi dư do thi công hạ tầng đường giao thông, san mặt bằng là gần 172.000 m3, công ty đã cung cấp cho chính quyền huyện Phong Điền đắp sân vận động và người dân địa phương đắp nền với khối lượng 26.000 m3; cung cấp cho Công ty CP Prime Phong Điền đóng tại KCN Phong Điền từ năm 2011 đến tháng 9-2016 gần 116.000 m3 và đã đóng thuế đầy đủ. Hiện còn trên 29.600 m3 cát trắng dôi dư nằm ở công trình.

Trước đó, năm 2013, Công ty Thiên Phúc đã khởi công xây dựng công trình mỏ cát trắng đã được cấp tại xã Phong Chương (huyện Phong Điền), dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2015 nhưng đến nay DN vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng cam kết mà chỉ tiến hành tận thu nguồn cát dôi dư.

Mới đồng ý chủ trương đã tận thu cát - Ảnh 1.

Những đụn cát còn sót lại sau khi Công ty Thiên Phúc tận thu

Mới đồng ý về chủ trương

Theo kết luận thanh tra vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công bố, việc tận thu nguồn cát trắng dôi dư khi thi công hạ tầng KCN Phong Điền đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chấp thuận về mặt chủ trương vào năm 2013 thông qua Công văn 681. Cụ thể, UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho phép Công ty Thiên Phúc sử dụng cát dôi dư sau khi san lấp mặt bằng để cung cấp nguyên liệu cho Công ty CP Prime Phong Điền đóng tại KCN Phong Điền theo đề xuất của BQL các KCN tỉnh Thừa Thiên - Huế (nay là BQL Khu KT-CN tỉnh) dựa trên đề nghị của Công ty Thiên Phúc. Đồng thời, đề nghị ngành thuế hướng dẫn DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi sử dụng phần cát này.

Tuy nhiên, Công ty Thiên Phúc không tiến hành lập thủ tục để xin cấp có thẩm quyền cho phép khai thác tận dụng cát trong quá trình thi công và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Vì vậy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Công ty Thiên Phúc khẩn trương lập thủ tục xin phép, kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản đã khai thác, tận dụng.

Đáng nói hơn nữa, Công văn số 681 ban hành năm 2013 nhưng theo văn bản của Công ty Thiên Phúc gửi cho BQL Khu KT-CN tỉnh, thì từ năm 2011, DN này đã lấy cát dôi dư cung cấp cho Công ty CP Prime Phong Điền làm vật liệu sản xuất, đến thời điểm bị thanh tra (tháng 9-2016) mới tạm ngưng. Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền, cho biết khi đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh thanh tra các mỏ cát trắng, đơn vị này báo cáo với đoàn mới biết được việc Công ty Thiên Phúc tận thu cát.

Mặc dù kết luận thanh tra của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định như trên nhưng ông Hà Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thiên Phúc, khẳng định đã thực hiện đúng nội dung Công văn 681. Từ khi có kết luận thanh tra của UBND tỉnh, DN chỉ tận dụng lại phần cát dôi dư nhỏ lẻ phân tán đã thi công các hạng mục trước đó, không bóc tách phần cát có chất lượng tốt để làm nguyên liệu cho nhà máy mà chuyển đi san lấp các hạng mục khu B. Vì vậy, DN không xin phép khai thác tận thu theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Quang Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế, trưởng đoàn thanh tra liên ngành các dự án khai thác, chế biến cát trắng huyện Phong Điền, khẳng định trước khi UBND tỉnh ban hành kết luận, các DN đã được xem những nội dung thanh tra liên quan đến đơn vị mình và họ đã ký vào biên bản đồng ý. Vì vậy, những nội dung kết luận đều đúng tại thời điểm tiến hành thanh tra. 

Lấy cát xong để lại hố nước sâu

Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho Công ty CP Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa mỏ cát trắng tại Trầm Bàu Bàng, xã Phong Chương với diện tích 87,7 ha để làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng thuộc công ty này. Đến nay, sau một thời gian tổ chức khai thác rầm rộ ở thôn Trung Thạnh để xuất bán cát thô, điểm khai thác này đã tạm dừng, DN rút máy móc đưa đến thôn Lương Mai khai thác, để lại một hồ nước sâu từ 2-3 m, rộng hàng ngàn mét vuông không có người trông coi và biển cảnh báo.

Bài và ảnh: Quang Nhật

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.