Từ bao năm nay, phồng tôm là món ăn vặt vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Dù các loại snack chế biến theo kiểu phương Tây đã xuất hiện và tràn ngập các cửa hàng tạp hóa, chợ và siêu thị thì món phồng tôm chế biến từ bột khoai mì vẫn không mất đi sức hút.

Quê hương của món phồng tôm là vùng đất Sa Giang (Đồng Tháp). Chính vì thế, đây cũng là nơi đặt trụ sở của 2 doanh nghiệp phồng tôm lớn nhất Việt Nam là CTCP Thực phẩm Bích Chi và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang.

Trong khi XNK Sa Giang đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thì Bích Chi vẫn lên kế hoạch niêm yết nhiều năm nay mà chưa thực hiện. Tại ĐHCĐ thường niên vừa qua, công ty có ý định chờ VN-Index lên 800 điểm mới quyết định lên sàn. Tuy nhiên, Bích Chi dự kiến mua cổ phần của Sa Giang khi nhà nước thoái vốn.

Phồng tôm – mảng kinh doanh “béo bở”

Ngoài phồng tôm thì Bích Chi và Sa Giang còn sản xuất nhiều sản phẩm từ bột gạo như bánh tráng, bún, cháo ăn liền … nhưng phồng tôm vẫn là sản phẩm chiếm khoảng 90% doanh thu.

Ít người biết rằng kinh doanh những sản phẩm “lặt vặt” này lại có mức lợi nhuận đáng nể. Cho đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Sa Giang đã vượt qua 1 triệu USD, còn Bích Chi đạt 2 triệu USD.

Lãi 2 triệu đô la, công ty phồng tôm số 1 Việt Nam lên ý định thâu tóm công ty phồng tôm số 2 - Ảnh 1.

So sánh về các chỉ tiêu, Bích Chi có quy mô lớn hơn Sa Giang với vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng (sẽ tăng lên 130 tỷ trong năm nay) và tổng tài sản hơn 260 tỷ đồng.

Mặc dù năm 2016 được đánh giá là năm khó khăn của các sản phẩm chế biến từ nông sản và bánh phồng tôm có giá bán thấp hơn trước đây nhưng doanh thu của Bích Chi vẫn tăng 20% và lợi nhuận sau thuế tăng 12%, đạt lần lượt là 448 tỷ đồng và 46 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, EPS của Bích Chi đạt 4.481 đồng.

Không kém cạnh, Sa Giang đạt 266 tỷ doanh thu năm 2016 và 28,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS đạt 3.807 đồng.

Lãi 2 triệu đô la, công ty phồng tôm số 1 Việt Nam lên ý định thâu tóm công ty phồng tôm số 2 - Ảnh 2.

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của 2 doanh nghiệp phồng tôm tương đương nhau, trong những năm qua đều ở mức 10 – 11%.

Với kết quả kinh doanh tốt như vậy, các doanh nghiệp này cũng thường trả cổ tức cao. Ví dụ năm 2016, Bích Chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu còn Sa Giang trả 25% bằng tiền mặt.

Bích Chi muốn mua Sa Giang, sẽ phải chi khoảng 160 tỷ

Kết quả kinh doanh tốt nhưng như đã tự đánh giá, khó khăn nổi bật và lâu dài của Bích Chi là mặt bằng sản xuất đã kín chỗ và không thể mở rộng. Có thể thấy 2 doanh nghiệp này đều không vay nợ dài hạn và tỷ lệ nợ cũng không cao. Đó là bởi vì nhu cầu đầu tư máy móc, nhà xưởng để mở rộng sản xuất của doanh nghiệp không lớn.

Bên cạnh đó, Bích Chi cho biết các thiết bị của công ty hầu hết là tự chế tạo nên không đồng bộ, tự động hóa thấp và máy móc mau xuống cấp, tiêu hao năng lượng, năng suất lao động thấp.

Điều đó không sớm thì muộn cũng đưa doanh nghiệp đến sự suy thoái. Vì thế, trong năm qua, Bích Chi đã đưa nhà máy sản xuất phồng tôm 2 với công suất 6.000 tấn/năm vào sản xuất, đồng thời có kế hoạch chi 23 tỷ đồng cho hệ thống máy móc thiết bị.

Một điểm đáng chú ý là công ty này có ý định mua cổ phần của Sa Giang nếu nhà nước thoái vốn. Hiện tại SCIC đang sở hữu gần 3,6 triệu cổ phiếu tương đương 49,89% vốn điều lệ của Sa Giang. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SGC có giá 46.000 đồng. 

Nếu mua hết số cổ phần này, Bích Chi phải chi ra khoảng 160 tỷ đồng mà con số này bằng 60% tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2016.

Chưa rõ kế hoạch mua Sa Giang của Bích Chi ra sao, và doanh nghiệp này thì nổi tiếng với việc “khất lần” kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch lên sàn.

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.