Mới đây, một đoạn video đang lan tỏa rất nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Đó là đoạn phim về cảnh một chiếc ô tô đang chạy. Kỳ lạ ở chỗ, bánh xe dường như không quay.

Nếu như đúng như những gì chúng ta được tận mắt chứng kiến, rõ ràng chiếc xe này đã vi phạm nghiêm trọng về "Định luật chuyển động" trong vật lý. Nhưng nếu chịu để ý, có thể bạn sẽ nhận ra rằng mình cũng từng trông thấy hiện tượng này mỗi khi di chuyển trên đường.

Tuy nhiên, tại sao lại như vậy thì không nhiều người nắm được. Đó cũng là lý do vì sao đoạn video được chia sẻ rất nhiều, nhằm tìm cho ra lời giải về hiện tượng kỳ lạ này.

Và đây là câu trả lời của bạn

Hiện tượng kỳ lạ này đã được khoa học đặt tên hẳn hoi: Hiệu ứng bánh xe ngựa, và nó là một ảo ảnh thị giác.

Về cơ bản, hiện tượng này bắt nguồn từ việc não bộ không thể nhận ra những hình ảnh liên tiếp nhau, vì con người không thể quan sát tất cả mọi thời điểm của một chuyển động. Cụ thể hơn, chúng ta chỉ có thể thu được 10 - 12 hình ảnh mỗi giây mà thôi.

Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng não bộ có thể thu được số khung hình lên tới 200 hình/giây (FPS). Tuy nhiên trong chuyển động, con số hạ xuống 13 hình. Và dù mắt chúng ta có thể thu được hình ảnh ở tốc độ cao, thậm chí là rất cao, nhưng não lại không thể xử lý toàn bộ số ảnh đó, mà chỉ được khoảng 10 - 15 FPS.

Vậy số ảnh còn lại thì làm thế nào? Não bộ đơn giản chỉ "điền vào chỗ trống". Với trường hợp của bánh xe, não sẽ lấy ngẫu nhiên một vài hình ảnh trong chuyển động, và đó là lý do vì sao bạn nhìn thấy bánh xe đứng yên, hoặc quay chậm, hoặc thậm chí là quay ngược lại so với chiều di chuyển.

Hiện tượng này cũng xuất hiện với những cánh quạt quay quá nhanh. Ví dụ như trong hình ảnh dưới đây, chiếc trực thăng bay lên nhờ một thế lực đặc biệt nào đó, chứ không phải lực quay từ cánh quạt.

Chiếc xe này chạy nhưng bánh xe không hề quay? Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 1.

Có 2 nguyên nhân đứng đằng sau bức ảnh này. Có thể, cánh quạt trực thăng đã quay quá nhanh. Nhưng một nguyên nhân khác là tốc độ thu hình ảnh của camera trùng khớp với cánh quạt.

Lấy ví dụ, camera có khả năng thu được 24 FPS - có nghĩa là mỗi giây chuyển động của cánh quạt sẽ được chia thành 24 phần.

Nhưng nếu như cánh quạt chuyển động đều, với đúng 24 lần/giây, thì mỗi khi camera thu hình, cánh quạt lại ở đúng vị trí cũ. Và điều này khiến tạo ra hiện tượng trực thăng bay đi mà cánh chẳng cần quay.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.