Hành lang chim chích, tiếng Nhật gọi là "uguisubari", là một hệ thống sàn nhà được thiết kế để phát ra tiếng động đặc trưng khi ai đó đặt chân lên.

Được sử dụng trong các hành lang của chùa chiền và cung điện, hệ thống này phát ra tiếng chiêm chiếp cứ như thể chim hót, giúp báo động cho lính gác của tòa nhà và ép những kẻ thích khách phải từ bỏ cuộc đột nhập của mình.

Từ "chim chích" trong Tiếng Việt tương ứng với từ "uguisu", một giống chim chim chích Nhật Bản hay sống ở các bụi rậm. Vì vậy "uguisubari" dịch ra từ tiếng Nhật có nghĩa là "lính canh chim chích"

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 1.

Cái nhìn cận cảnh về cơ chế của hành lang chim chích ở chùa Chino-in, Nhật Bản

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 2.

Hành lang chim chích ở Eikan-dō Zenrin-Ji

Địa điểm nổi tiếng nhất ở Nhật Bản có thiết kế hành lang như thế là ở trong cung điện Ninomaru thuộc lâu đài Nijo ở Kyoto. Theo truyền thuyết Nhật Bản, những hành lang này được thiết kế để giúp lính gác có thể nhận ra sự đột nhập của ninja, qua đó cản bước những tay sát thủ nổi tiếng với hành tung bí ẩn và lặng lẽ này.

Ngoài ra chúng còn được sử dụng để bảo vệ gia sản của ngôi đền. Được xây dựng trong thời kì Edo, lâu đài Nijo tập trung quyền lực chính trị tối cao ở Nhật Bản, khi rất nhiều quan chức và các tướng lĩnh quân sự đã từng sống ở đây. Hành lang chim chích thậm chí vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, để bảo vệ những vị khách quan trọng thăm viếng nơi này.

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 3.

Những chiếc sàn này phát ra tiếng chiêm chiếp đặc trưng mỗi khi có áp lực tác động vào.

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 4.

Cung điện Ninomaru ở Lâu Đài Nijo.

Khi một Mạc chúa (Shōgun) hay Lãnh chúa (Daimyō) đến thăm lâu đài, phòng của họ đều có cửa đặc biệt nơi mà các vệ sĩ, lính canh luôn thường trực và sẵn sàng chiến đấu với bất kì kẻ đột nhập nào.

Hệ thống cảnh báo đột nhập hiệu quả nhưng cũng hết sức tinh tế này, được phát minh bởi những thợ mộc và thợ thủ công xuất sắc nhất Nhật Bản bấy giờ.

Để xây nên một hành lang chim chích, các tấm ván gỗ được đặt lên trên một bộ khung rầm chống, vừa đủ kiên cố để không bị trật ra khỏi trục, vừa đủ lỏng lẻo để hơi đu đưa khi bị dẫm lên. Vậy nên mỗi khi bước chân của kẻ đột nhập chạm vào tấm ván sàn, các đầu nối của sàn chà xát lên những cái đinh của rầm gỗ và tạo nên tiếng chiêm chiếp lừng danh,

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 5.

Kĩ thuật đơn giản của gỗ và đinh đem lại hiệu quả tối đa

Đau đầu với ninja và sát thủ hoành hành, người Nhật Bản thời phong kiến đã phát minh hệ thống cảnh báo đột nhập tinh tế đến khó tin - Ảnh 6.

Đền Chion-in

Sử dụng các kĩ thuật làm mộc đặc biệt thậm chí còn giúp xác định chính xác vị trí của kẻ đột nhập bởi độ to của tiếng động.

Ngoài Lâu Đài Nijo, hành lang chim chích còn có thể được tìm thấy ở đền Chion-in, đền Eikan-do-Zenrin-Ji và ngôi đền Phật giáo Chân Ngôn Tông (Shingon) Daikaku-Ji , tất cả đều tọa lạc trên ở thủ phủ Kyoto, Nhật Bản.

Ngày nay rất nhiều khách tham quan đến những địa điểm này để ghi âm lại tiếng chiêm chiếp khi họ dẫm lên sàn. Thậm chí chúng ta còn có thể tìm thấy bản ghi âm ở đền Daikaku-Ji trên trang báo viết về hành lang chim chích ở Wikipedia

Tham khảo: The Vintage News

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.