Đất nước vào xuân
- Với bài “Bác Hồ trọng dụng trí thức”, tác giả Trần Hữu Tá đúc kết: Ngày Xuân, nhớ lại những gì Hồ Chủ tịch đã làm cho dân, cho nước, thấm thía với tinh thần “trọng hiền, đãi sĩ” của Người trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, nói rộng ra là trong suốt những năm dài Người ở vị trí tối cao, để hiểu thêm lời đúc kết “phi trí bất hưng”.
- Hãy với tinh thần dân tộc, bằng tinh thần dân tộc, bỏ qua những khác biệt và bất đồng, đoàn kết triệu người như một, đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển (“Nuôi dưỡng tinh thần dân tộc” - Vũ Ngọc Hoàng).
Thời đại mới & vận hội mới
- Thế nào là một Chính phủ liêm chính và kiến tạo? Với quan điểm mới là kiến tạo và phục vụ, phải thay đổi tư duy làm quan ra sao? Và Chính phủ phải hành động như thế nào cũng như đâu là những sứ mệnh mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải quyết tâm thực hiện?...
- Giới thiệu hàng loạt gương mặt khởi nghiệp (start-up) tiêu biểu, cùng nghe họ chia sẻ kinh nghiệm vượt qua thất bại để thành công.
Thành phố hôm nay
Sài Gòn - TP HCM là một thành phố đa văn hóa, đa tộc người, đa tôn giáo cho nên mỗi cộng đồng lại có những biểu tượng riêng của mình (“Ấn tượng và biểu tượng đô thị” - Nguyễn Minh Hòa). Đấy tưởng như là nơi chốn lạnh lùng bởi “Thờ ơ phố thị” (Nguyễn Thị Ánh Huỳnh) song thực chất đó chính là “Đất lành” (Hồng Vân)…
Làm đẹp cho đời
- Một năm nhìn lại với hàng loạt biến cố đớn đau về môi trường, để thấy những đóng góp thầm lặng của nhiều người tử tế cho môi trường và những dự án nhân văn về môi sinh… mang ý nghĩa cao đẹp biết bao nhiêu.
- Cụm bài bút ký đặc sắc về sông của nhiều tác giả: Võ Diệu Thanh, Thanh Thảo, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Ngô Khắc Tài, Nguyễn Nhã Tiên, Nguyễn Ngọc Tiến, Võ Kim Ngân…
Tết trong tôi
Đón ngày Xuân vui, chúng ta cùng mở cửa đón thần Tài với nụ cười rộng mở (“Mở cửa đón thần Tài” - Vu Gia); Chợ Lớn ăn Tết to (Ngọc Cúc); Tết là phải… nhứt (Lê Trâm); Vì sao nói “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” (Hoàng Tuấn Công)…
Trở về giá trị cốt lõi
- Tự sự thật đẹp về truyền thống gia giáo, nếp nhà: “Nguồn vốn tâm hồn” (Bùi Việt Quý), “À ơi… tình mạ” (Từ Nguyên Thạch), “Thấm lời của mẹ” (Tố Trâm)…
- Ngày Xuân, nghe Trần Đức Anh Sơn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Trương Quý, Hồng Ánh… kể những câu chuyện đặc biệt về nước mắm - linh hồn ẩm thực Việt - để hiểu thêm về những giá trị cốt lõi của dân tộc.
Chân dung cuộc sống
Những câu chuyện cảm động về tình người, về đối nhân xử thế. Những con người tài ba làm rạng danh đất nước. Những con người có nghị lực phi thường, vượt qua nghịch cảnh để cống hiến nhiều cho xã hội và cộng đồng…
Hương vị nghệ thuật
“Báu vật miền chữ nghĩa”, đó chính là học giả An Chi (Phan Hoàng). Nghe “chuyên gia” về boléro Trần Hữu Ngư lý giải vì sao dòng nhạc cũ này đang thịnh hành trở lại (“Chỉ có thể là boléro”). Tác giả Cát Vũ kể gì về “Cặp đôi ăn khách” Hồng Đào - Quang Minh. Nhà báo Lê Công Sơn gặp lại nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và “bật mí” những điều ít ai biết về bóng hồng trong thi phẩm “đưa người yêu qua nhà người yêu cũ”. Nhà báo Thanh Hiệp kể về đĩa hát đặc trưng Việt đầu tiên hiệu “Con gà trống đỏ”…
Năm Dậu kể chuyện gà
Bạn đã từng ăn “Gà lên mâm ở bàu Thạc Gián” (Trần Trung Sáng) hay “Mì gà 5.000 đồng” (Bích Vân) chưa? Hãy tin lời khuyên của tác giả Vũ Đức Sao Biển “Muốn ăn gà ngon thì về xứ Quảng” và cùng cười với Đồ Bì qua phiếm đàm: “Xích trảo kê truyện”…
Truyện ngắn: “Nước mắm nhà làm” (Trần Nhã Thụy)
Thơ: Nguyễn Như Mây, Từ Kế Tường, Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Thái Dương, Đoàn Vị Thượng, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Vũ Trọng Quang, Vương Trọng, P.N. Thường Đoan, Châu Đăng Khoa, Trần Hoàng Nhân…
* Giá bìa 33.000 đồng/cuốn.
* 72 trang nội dung in màu trên giấy láng; trình bày trang nhã, hiện đại; ảnh bìa: Nguyễn Á.
Đăng nhận xét