Một quan chức cao cấp thuộc Bộ ngoại giao Mỹ hôm 31-1 xác nhận thông tin về bức thư phản đối vừa nêu và cho biết nó đã được nộp lên cho quyền Bộ trưởng Ngoại giao Thomas Shannon thông qua “kênh bất đồng ý kiến” của Bộ Ngoại giao.

Trước đó, ngày 30-1, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết ông đã biết thông tin về bức thư này nhưng cảnh báo các nhà ngoại giao thể hiện sự bất đồng chính kiến trong đó rằng hoặc là họ “tuân thủ chương trình này hoặc họ có thể ra đi”.

 Sắc lệnh của ông Donald Trump yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ châm ngòi biểu tình ở các thành phố lớn. Ảnh: REUTERS

Sắc lệnh của ông Donald Trump yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ châm ngòi biểu tình ở các thành phố lớn. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, bức thư nội bộ đó ghi rõ sắc lệnh áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với người tị nạn và người nhập cư tới từ 7 nước có người Hồi giáo chiếm đa số sẽ làm tổn hại mối quan hệ quan hệ với những nước đó.

Các nhà ngoại giao viết trong bức thư rằng chính sách của ông Trump đi ngược lại những giá trị cốt lõi của Mỹ là không phân biệt đối xử, công bằng và mở rộng vòng tay với du khách và người nhập cư nước ngoài.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết trước khi sắc lệnh kiểm soát nhập cảnh mới được đưa ra, các cán bộ cơ quan này tỏ ra quan ngại lúc có thông tin ông Trump sẽ đề xuất dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhắm vào Nga. Hơn nữa, việc từ chức của ít nhất 4 quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ những ngày gần đây, trong đó có Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách quản lý Patrick Kennedy, gây tâm lý lo lắng trong các nhà ngoại giao Mỹ về một khoảng trống quyền lực.

Sắc lệnh của ông Donald Trump yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn và cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somallia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày. Sắc lệnh này châm ngòi biểu tình ở các thành phố lớn của Mỹ.

H.Bình (Theo Reuters)

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.