Cụ thể, luật mới đặt ngoài vòng pháp luật những hành vi như liên tục gửi tin nhắn trên mạng xã hội bất chấp người nhận không muốn và bình luận liên tục trên blog của người khác.
Liên quan đến hành vi bám theo người khác ngoài đời, luật sửa đổi cho phép các công tố viên truy tố nghi phạm ngay cả khi người bị “bám đuôi” không khiếu nại do sợ bị trả thù. Bản án tối đa dành cho hành vi này cũng tăng từ 6 tháng lên một năm. Song song đó, luật sửa đổi còn trao cho cảnh sát nhiều quyền lực hơn trong cuộc chiến chống quấy rối trên mạng.
Nghi phạm Tomohiro Iwazaki Ảnh: AP
Bước đi trên diễn ra giữa lúc số vụ “bám đuôi” trên mạng ngày càng tăng và hầu hết nạn nhân là thiếu niên. Hiệp hội tư vấn web quốc gia Nhật Bản vào năm 2012 chỉ ghi nhận 10 trường hợp “bám đuôi” trên mạng nhưng con số này đã tăng lên 97 trong năm 2013 và 577 trong 10 tháng đầu năm 2016. Hiệp hội cho biết thêm nhiều người đã nhờ họ tư vấn vì gặp rắc rối với những đối tượng hẹn hò qua mạng xã hội.
Luật chống “bám đuôi” được điều chỉnh sau vụ ca sĩ Mayu Tomita bị một người hâm mộ đâm hơn 20 nhát hồi tháng 5-2016 khiến dư luận phẫn nộ. Trong tuyên bố đưa ra hồi tháng trước, nữ ca sĩ 21 tuổi phàn nàn về phản ứng thờ ơ của cảnh sát trước đề nghị giúp đỡ của cô. Cô Tomita đã báo cảnh sát rằng mình nhận được tin nhắn dọa giết vài lần trên mạng xã hội Twitter mỗi ngày. Sau vụ việc trên, cảnh sát công khai xin lỗi. Kẻ tấn công Tomohiro Iwazaki, 28 tuổi, đã bị buộc tội giết người.
Đây là lần thứ hai luật chống “bám đuôi” được sửa đổi kể từ khi ban hành vào năm 2000. Lần điều chỉnh năm 2013 chỉ mới bổ sung quy định liên quan đến nạn “bám đuôi” qua email.
Xuân Mai
Đăng nhận xét