Trước đó, vào đêm 31-12, một số phụ nữ tham gia lễ hội chào đón năm mới ở khu vực đường Mahatma Gandhi và Brigade bị sàm sỡ. Tham gia sự kiện này có khoảng 10.000 – 12.000 người.
Báo Banglagore Mirror sau đó đã đăng tải loạt ảnh phụ nữ khóc lóc và than phiền rằng họ bị một nhóm đàn ông sàm sỡ. Cảnh sát Ấn Độ cho biết họ vẫn chưa nhận được lời than phiền nào từ những người phụ nữ nói trên nhưng vẫn đang thu thập chứng cứ. Ủy viên cảnh sát Bangalore, ông Praveen Sood, cho BBC hay camera an ninh đang được phân tích để tìm bằng chứng.
Một người phụ nữ nhờ cảnh sát giúp đỡ. Ảnh: Banglagore Mirror
Ảnh: Banglagore Mirror
Trong bối cảnh truyền thông và cảnh sát đang làm việc gắt gao để bắt những kẻ tấn công tình dục phải trả giá, ông G Parameshwara đã gây phẫn nộ khi khẳng định phụ nữ bị sàm sỡ là do “bắt chước người phương Tây không chỉ về cách suy nghĩ mà còn cả phong cách ăn mặc. Do đó, rắc rối đã xảy ra”.
Người đứng đầu Ủy ban Quốc gia Phụ nữ Ấn Độ Lalitha Kumaramangalam tuyên bố ông G Parameshwara phải xin lỗi và từ chức.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju lên tiếng chỉ trích phát ngôn của ông G Parameshwara là “thiếu trách nhiệm”. “Chúng ta không thể để những kẻ quấy rối tình dục đáng xấu hổ thoát tội” – ông Rijiju khẳng định trên Twitter, đồng thời nói rằng sự an toàn của phụ nữ “phải được đảm bảo trong một xã hội văn minh”.
Bộ trưởng Nội vụ bang Karnataka, ông G Parameshwara. Ảnh: India Today
Phụ nữ Ấn Độ thường không khai báo các vụ tấn công tình dục vì sợ bị trả thù hoặc kỳ thị. Tuy nhiên, kể từ sau vụ việc đêm 31-12, một số nạn nhân đã lên tiếng tố cáo hành vi này.
Chaitali Wasnick, một nhiếp ảnh gia, chia sẻ trên Facebook rằng một người đàn ông sàm sỡ cô khi cô đang trên đường về nhà. “Ông ta không ngần ngại thực hiện hành vi xấu xa vì ông ta nghĩ rằng tôi sẽ không tố cáo” – cô khẳng định.
Ngoài ra, một phụ nữ tên Eashita xác nhận rằng một vài phụ nữ bị sờ soạng khi một nhóm khoảng 20-30 đàn ông bất ngờ xuất hiện.
Cao Lực (Theo BBC)
Đăng nhận xét