Thông tin về sự ra đi của ông Vương Gia Hy được các phương tiện truyền thông đăng tải ngày 3-1. Theo đó, ông mất tại Mỹ ngay đầu năm mới. Nguyên nhân qua đời được cho là vì tuổi già, sức yếu.
Công ty OMQ ZMedia, từng quảng bá và đưa bộ truyện tranh Chú Thoòng vào thị trường, thông cáo thế giới về sự ra đi của ông Gia Hy. Người hâm mộ khắp thế giới bày tỏ sự thương tiếc trước "cha đẻ" bộ truyện tranh được yêu thích lâu dài này.
Nhà văn Gia Hy gắn bỏ cả đời với "Chú Thoòng"
Ông nhượng thương hiệu lại cho con trai nối nghiệp mình
"Chú Thoòng" là bộ truyện miêu tả về đời sống của nhân vật chính tên Thoòng. Thoòng đã có tuổi, tính cách trì trệ, bảo thủ, không hòa nhập thời đại. Xã hội đổi mới từng ngày nhưng chú Thoòng đi đâu cũng mặc trang phục cổ của Trung Quốc, giữ tính cách cổ của Trung Quốc nên bị lạc lõng. Do lạc lõng, chú sinh ra bệnh hoang tưởng, bệnh này tạo ra một chú Thoòng cách biệt với đời, nhưng giữ trong mình rất nhiều tính cách chung của dân Trung Quốc.
Chú Thoòng có một tình yêu ỡm ờ với cô Trần, một cô gái thanh lịch, hợp thời. Chú cũng có một khắc tinh là lão Triệu, là một người nóng nảy, thù vặt. Chú còn có hai người bạn thân là Lý Toét, một anh chàng thật thà, tốt bụng nhưng cũng hơi lập dị và Xã Xệ, một người ngờ nghệch, khờ khạo tới mức hài hước. Những người này thường xuyên xuất hiện quanh cuộc đời chú Thoòng, tạo nên những tình huống vui nhộn, nhưng đôi khi cũng "cười ra nước mắt".
Bộ truyện nổi tiếng thế giới
Vương Gia Hy dùng bút danh Vương Trạch (con trai ông) để viết bộ truyện trên. Ông nghỉ hưu năm 1995 và di cư sang Mỹ đến nay. "Chú Thoòng" ra đời năm 1962 trên báo chỉ vài năm sau khi ông Gia Hy di cư từ Thiên Tân đến Hồng Kông. Sau đó, truyện được xuất bản thành sách nắm 1964 và lập tức ăn khách đến tận ngày nay. Con trai lớn của tác giả Gia Hy đã được cha nhượng quyền thương hiệu sau khi nghỉ hưu.
Những năm gần đây, một lùm xùm xảy ra khi tác giả Gia Hy bị cáo buộc "đạo" một họa sĩ truyện tranh Trung Quốc. Người tạo ra nhân vật tương tự trong những năm 1930 và 1940.
Nhiều nhà văn trẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Gia Hy bằng những lời ngợi khen về tác phẩm "chú Thoòng", phản ánh đúng hiện thực xã hội ở Hồng Kông giai đoạn đó.
M.Khuê (Theo CNN, SCMP)
Đăng nhận xét