Bà Thu nói: Tôi không có điều kiện để tiếp cận như vụ Lê Bá Mai nhưng qua báo chí, các vụ án oan như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén và bây giờ là vụ Hàn Đức Long khiến tôi rất trăn trở.

Cả ba vụ có một điểm chung là người bị hàm oan bị kết án tử với các tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm… may mà chưa thi hành án, nếu không sẽ còn đau xót biết nhường nào.

Tôi cho rằng án oan sai không chỉ dừng lại bằng đó vụ đâu.

Thưa bà, trong hầu hết các vụ án, nhờ người nhà, các luật sư kiên trì, người bị kết án oan mới được giải oan. Những trường hợp cô thế, ai sẽ giúp họ rửa oan?

Giống như vụ ông Hàn Đức Long, tôi cho rằng các cơ quan pháp luật cần phải rà soát lại toàn bộ các vụ án. Tôi rất đồng tình với Nghị quyết của Quốc hội về giám sát những vụ án oan nhưng nếu lấy mốc thời gian 2013 - 2015 thì chưa đủ.

Có thể có người bị oan sai trước năm 2013 và họ chịu khổ nhiều hơn vì ở tù lâu hơn, dài hơn. Nhưng dẫu sao có còn hơn không.

Tôi đang chờ đợi kết quả giám sát của Quốc hội và mong rằng Quốc hội khóa XIV tiếp tục xem xét, giám sát những vụ án có dấu hiệu oan sai trước năm 2013, giải quyết triệt để các vụ án oan và đừng bao giờ để tái diễn.

Cần phải xem xét lại những vụ án có người chấp hành mức án tù chung thân, tử hình. Nếu kết án oan, lỡ tử hình người ta rồi thì cũng nên có lời xin lỗi. Còn đang thụ án chung thân mà nếu xét thấy oan thì nên tiếp tục giám sát.

Các cơ quan tư pháp phải tự rà soát lại chứ không đợi Quốc hội giám sát vì Quốc hội còn rất nhiều việc hệ trọng phải lo. Và sau khi rà soát, các cơ quan này phải trả lời án oan, sai đã hết chưa.

Phải mạnh dạn, rõ ràng, đừng để tù mù khiến ai cũng nghĩ rằng mình bị oan, gia đình mình, thân nhân mình bị oan. Pháp luật phải rõ ràng, minh bạch chứ không được tù mù.

Với những vụ án oan gần đây, bà trăn trở điều gì?

Thương lượng bồi thường oan, sai: Không nên như mua cá ngoài chợ - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội

Làm sao có thể lấy thứ gì lượng giá cho được những ngày người ta ngồi tù oan. Có những người bức xúc nói ăn cắp thì chặt tay, giam người ta oan bao nhiêu ngày thì những người trực tiếp gây oan, sai phải ngồi tù bấy nhiêu ngày.

Đó là những bức xúc trong dân gian. Anh ỷ có tiền, muốn xử người ta bao nhiêu thì xử, sao được?

Những người nếu đã xác định bị kết án oan thì phải nhanh chóng bồi thường để người ta tái tạo lại sức khỏe. Như vợ ông Chấn vì kêu oan cho chồng mà bị bệnh. Gia đình ông Nén cũng vậy. Bây giờ ngồi đó mà mặc cả.

Mặc cả bồi thường án oan giống như mua cá ngoài chợ vô nhân đạo không kém xử oan cho người ta. Người ta bị oan, đưa ra số tiền bồi thường, anh tính toán chi li từng khoản là không chấp nhận được.

Lời xin lỗi đáng giá nghìn vàng nhưng cũng cần phải bù đắp một phần thiệt hại về danh dự, uy tín, có khi là cả một cuộc đời, sự nghiệp của người ta. Tôi đang nghiên cứu một vụ án ở TPHCM có tình tiết hết sức đáng ngờ.

Đó là vụ án nào, thưa bà?

Vụ tai nạn giao thông chết người ở huyện Củ Chi. Một cô công nhân chở người bạn làm chung trên xe máy va chạm với xe ô tô. Người chứng kiến xác nhận cô này bị ô tô tông văng cách hiện trường 18 m, vào tận cửa nhà bà đó.

Còn cô bạn bị kẹp chết dưới gầm ô tô. Anh tài xế ô tô bước xuống xe, cả người nồng nặc mùi rượu nhưng người ta bắt cô gái chứ không bắt người lái xe ô tô để làm rõ vụ việc.

Có hai người trên ô tô, ai là người lái xe gây ra tai nạn? Người mang tiền hỗ trợ ma chay cho người chết có phải là lái xe gây tai nạn? Tại sao đến nay vẫn còn giam cô gái này? Cho cô gái tại ngoại có gây hại gì cho xã hội không? Cô ấy không phải là tội phạm nguy hiểm.

Cô ấy là nạn nhân vụ tai nạn… Tôi nghi ngờ cô này không thân, không quen, không tiền, không bạc mới chịu ở tù.

Tôi không nói đến chuyện tốn kém khi mở một phiên tòa. Tôi muốn nói về "nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Yêu cầu của tòa án rất chính đáng. Anh phải cung cấp được chứng cứ người ta lỗi gì, xe ô tô gây tai nạn có lỗi gì.

Vụ án không có người làm chứng trong khi vẫn có người làm chứng nhưng người ta không được mời. Tôi chưa dám nói đây là một vụ án oan nhưng điều khiến tôi bức xúc là cô này có con 2 tuổi.

Mẹ bị bắt giam, hai đứa con sống trong cảnh vắng mẹ. Các cơ quan có trách nhiệm cần xem xét cho cô gái tại ngoại trong thời gian năm hết tết đến.

Tại sao mình có thể giảm án, tha tù cho rất nhiều người nhân dịp Quốc khánh, tết đến xuân về lại không để cho những đứa con thiếu vắng hơi ấm của mẹ được gần mẹ.

Cám ơn bà.

Thạch Thị Bé Trúc (SN 1994, quê Trà Vinh) bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi truy tố về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo cáo trạng, tối 27/3/2015, Trúc chạy xe máy chở bạn là Nguyễn Thị Ngọc đi trên đường nông thôn. Khi qua đường Trần Văn Chẩm, xe máy va chạm với ô tô do ông Huỳnh Nhật Hoài điều khiển làm chị Ngọc tử vong.

Cáo trạng xác định ông Hoài "có phần lỗi phụ là điều khiển xe khi đến ngã tư không làm chủ tay lái".

Trúc có lỗi chính điều khiển xe máy "không có giấy phép lái xe, lưu thông từ đường nhánh ra đường chính không nhường quyền ưu tiên cho ô tô và bị truy tố về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Tháng 3/2016, Trúc bị bắt giam. Tòa án nhân dân huyện Củ Chi đã ba lần mở phiên tòa sơ thẩm và cả ba lần trả hồ sơ yêu cầu trưng cầu giám định tốc độ ô tô thời điểm xảy ra tai nạn, lấy lời khai của người làm chứng nhưng cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không đáp ứng.

Tại phiên tòa gần nhất, hội đồng xét xử yêu cầu làm rõ người lái xe ô tô gây tai nạn có đúng là Huỳnh Nhật Hoài hay không.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.