Đỏ mặt khi uống rượu: Đề phòng ung thư gan!
Người bị đỏ mặt khi uống rượu là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, thậm chí còn có nguy cơ cao mắc ung thư gan.
Nghiên cứu cho thấy khi đi vào cơ thể con người, cồn cần một loại enzyme có tên gọi tắt là ALDH2 (aldehyde dehydrogenase 2) để chuyển hóa thành acetate, một chất không độc hại.
Tuy nhiên, những người đỏ mặt thường là đối tượng có enzym ALDH2 bất thường hoặc không hoạt động.
Đỏ mặt sau khi uống bia rượu là một dấu hiệu cảnh báo không thể coi thường! (Ảnh minh họa).
Tình trạng thiếu hụt hoạt động của enzym ALDH2 sẽ khiến cồn chuyển hóa thành acetaldehyde, chất gây tổn thương ADN và là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư.
Điều này cũng đồng nghĩa với những người khuyết thiếu ALDH2, khi uống rượu sẽ phải đối mặt với nồng độ chất độc hại cao gấp 6 lần so với người có enzyme này bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, nếu họ tiêu thụ nhiều hơn 3l rượu/tháng, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 3,51 lần so với người bình thường.
Không chỉ vậy, thiếu loại enzym trên chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng đỏ mặt sau khi uống rượu ở một số người. Nguyên nhân do các hóa chất độc hại không được ALDH2 chuyển hóa đã tích tụ và làm căng mạch máu.
Mặt tái xanh: Đừng dại uống thêm rượu!
Đối với một số người, sau khi hấp thu ethanol 5 – 10 phút sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, da nóng bừng, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, khó thở, đổ mồ hôi, khát nước, huyết áp thấp…
Nguyên nhân là do lượng acetaldehyde tăng cao khi uống rượu và tích tụ trong máu dẫn tới các tình trạng khó chịu kể trên. Bởi vậy, những người mặt chuyển màu tái xanh sau khi uống rượu nên tránh ra các đồ uống có cồn và chú ý bảo vệ gan.
Mặt trắng bệch sau khi uống rượu: Cảnh giác nguy hiểm!
Những người trong khi uống rượu mà mặt ngày càng tái trắng cũng đồng nghĩa với việc họ không có enzym ADH và enzym ALDH hoạt tính cao.
Cơ thể của nhóm người này chủ yếu dựa vào enzym P450 dần oxy hóa trong gan kết hợp với dịch thể để làm loãng cồn trong rượu.
Nếu thấy mắt tái trắng sau khi tiếp xúc với đồ uống có cồn, chúng ta tuyệt đối không nên uống thêm để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể. (Ảnh minh họa).
Vì thế, mặc dù không đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm như người bị đỏ mặt, nhưng nhóm người mặt tái khi uống rượu quá nhiều cũng sẽ dẫn đến hôn mê và ngộ độc rượu cấp tính.
Một số mẹo nhỏ giúp bảo vệ sức khỏe khi uống rượu
- Hãy uống rượu với tốc độ "lý tưởng"
Tốc độ "lý tưởng", tức là tốc độ uống rượu không vượt quá chức năng xử lý của gan. Tốc độ phân giải cồn của gan là mỗi tiếng khoảng 10 ml, lượng cồn có trong rượu, độ có thể được tính theo nhãn dán trên chai.
Ví dụ, chai rượu 250ml độ cồn là 16%, dùng 250ml x 0.16 = 40ml, vậy lượng alcohol sẽ là 40ml.
Uống rượu từ tốn cũng là một trong những cách để giảm thiểu tác hại của loại đồ uống có cồn này. (Ảnh minh họa).
Nếu như một người mất 4 tiếng mới uống xong 40ml, thì bình quân mỗi tiếng lượng cồn hấp thụ sẽ là 10ml, phù hợp với tốc độ xử lý của gan. Uống theo tốc độ này, bạn có thể giảm gánh nặng của rượu đối với gan xuống mức thấp nhất.
- Ăn quả hồng (chín) giúp phân giải alcohol
Quả hồng là loại trái cây giàu fructose và vitamin C, đồng thời cũng được xem như "thần dược" chống say rượu và làm giảm cảm giác khó chịu sau khi uống.
Bên cạnh đó, thành phần vị đắng chứa trong quả hồng ngọt có thể phân giải alcohol. Chất kali trong hồng cũng có tác dụng lợi tiểu, tăng tốc độ phân giải và đào thải cồn ra khỏi cơ thể.
Không chỉ vậy, lá của loại quả này cũng có chứa vitamin C cao gấp 10 lần so với quýt. Những mầm non tươi của hồng có thể xào lên để ăn hoặc phơi khô để pha trà.
- Ăn nhiều động vật thân mềm có vỏ, tăng cường tác dụng giải độc của gan
Động vật thân mềm có vỏ thường giàu vitamin B12, taurine và glycogen, vitamin B12 và glycogen cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy chức năng của gan. Hơn nữa, chất taurine và bile acid trong amino acid kết hợp sẽ giúp hoạt hóa tác dụng giải độc của gan.
Bữa "nhậu" với những món ăn từ động vật thân mềm sẽ giúp bảo vệ hiệu quả lá gan của bạn. (Ảnh: nguồn internet).
Ví dụ như hến, thực phẩm này có hàm lượng protein ngang với trứng gà. Không chỉ vậy, hến còn chứa các acid amin cân bằng thiết yếu, sẽ không gây thêm gánh nặng cho gan, đồng thời còn hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Uống nước ép nha đam, làm giảm nồng độ acetaldehyde trong máu
Nha đam có chứa polysaccharides, glycoprotein và các chất khác giúp làm giảm nồng độ acetaldehyde có hại trong máu sản sinh sau khi phân giải alcohol.
Do đó, trước khi uống rượu, nếu như uống một ít nước ép nha đam, rất có hiệu quả đối với việc phòng chống các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu như nhức đầu, buồn nôn, mặt đỏ…
Ngoài ra thành phần aloin có vị đắng trong nha đam có tác dụng kiện vị, làm giảm chứng buồn nôn, nôn nao sau khi uống rượu.
*Theo Health Huanqiu
Đăng nhận xét