Bạn từng thấy sóc bay, thằn lằn bay (Đông Dương),... nhưng liệu đã bao giờ thấy một con rắn biết bay? Loài bò sát tưởng chừng chỉ có cách di chuyển bò trườn này lại sở hữu một năng lực của... loài chim.

Rắn bay Đông Nam Á - Loài bò sát có "đôi cánh" của loài chim

Nguy hiểm hơn chúng là những loài rắn có độc nên cộng với khả năng bay chẳng khác nào "hổ mọc thêm cánh", khiến chúng càng trở nên nguy hiểm trong những khu rừng rậm Đông Nam Á.

Loài rắn đó có tên: Chrysopelea paradisi (rắn cây thiên đường, hay rắn bay thiên đường) phân bố chủ yếu ở các khu rừng rậm nhiệt đới ở châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia...

Bay được 24m ở tốc độ 9m/giây, đây là loài rắn biết bay dị nhất Trái Đất! - Ảnh 1.

Một loài rắn bay ở châu Á. Ảnh: Internet.

Chúng săn các con mồi nhỏ hơn như các loài gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, ếch nhái, chim nhỏ và dơi bằng nọc cách tiêm nọc độc gây tê liệt con mồi.

Rắn bay là một chi rắn trong họ rắn Colubrinae, khoảng cách bay của chúng có thể đạt hơn 24 mét. Giúp chúng nhanh chóng di chuyển từ cây cao này sang cây cao khác nhằm chạy thoát kẻ săn mồi hay tìm kiếm thức ăn.

Giải mã bí ẩn bay của loài rắn bay thiên đường

Bạn đang thắc mắc, tại sao không có cánh nhưng chúng lại có thể bay xa như vậy? Bí mật ở đây là gì?

Đầu tiên, khi đang ở ngọn của một cây cao, chúng sẽ cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi. Sau đó đột nhiên duỗi thẳng phần thân trên ra để tạo sức bật phóng vào không trung như một cái lò xo vậy.

Khi bay, cơ thể chúng sẽ dẹt tối đa, đồng thời để di chuyển về phía trước chứ không đơn thuần là "để gió cuốn đi". Chúng sẽ uốn lượng như thể đang di chuyển trên mặt đất. Việc này sẽ giúp chúng tới mục tiêu một cách chính xác.

Giải mã khả năng bay của rắn.

Để giữ cân bằng, chiếc đuôi sẽ di chuyển lên xuống và có vai trò quan trọng trong việc điều hướng. Phần đầu của chúng sẽ bất động để phần thân sau chuyển động, giúp đẩy chúng hướng về phái trước và đảm bảo độ chính xác khi bay.

Với cơ thể dài giúp chúng bay khá nhanh (trung bình 9m/s) mà không bị lực cản không khí cản trở. Khi bay, cơ thể rắn cũng nghiêng 25 độ so với luồng không khí.

Khi tiếp đất, chúng không bị tổn thương khi rơi từ trên cao vì tổng ngoại lực tác động lên cơ thể chúng lại có hướng đi lên. Do đó, chúng không hề bị thương dù có bay từ đỉnh của một cây cao đến thế nào đi chăng nữa.

Việc nghiên cứu khả năng bay của loài rắn này sẽ giúp các nhà khoa học có thể chế tạo các phương tiện bay cỡ nhỏ, linh hoạt.

Nguồn: Listverse

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.