Báo The Guardian ví mái vòm này giống như một “cỗ quan tài”, cao 108 m và dài 162 m. Kim loại sử dụng để xây vòm nặng hơn loại được dùng xây tháp Eiffel 3,5 lần. 500.000 bu lông đặc biệt được dùng để cố định khung thép rộng 250 m và nặng 25.000 tấn với nhau.

Mái vòm có thể di động và được đánh giá là cấu trúc có thể di chuyển được lớn nhất từ trước đến nay từng xây dựng trên đất liền.

Chính phủ Ukraine mất 6 năm để hoàn tất công trình với chi phí khoảng 1,6 tỉ USD, do 40 nước tài trợ. Tổng cộng hơn 1.200 công nhân đã chung tay xây dựng nên mái vòm đặc biệt này.

Ukraine "chôn" Chernobyl trong "quan tài" khổng lồ
 Vòm thép bao phủ lò phản ứng ở Chernobyl. Ảnh: AP, DAILY MIRROR

Vòm thép bao phủ lò phản ứng ở Chernobyl. Ảnh: AP, DAILY MIRROR

Trước khi khởi công, hàng chục ngàn tấn đất nhiễm phóng xạ được thay bằng đất sạch. Phần lớn máy móc và thiết bị kỹ thuật được thiết kế riêng, bao gồm những tấm ốp đặc biệt và một hệ thống cần cẩu khổng lồ. Vòm thép lúc đầu được lắp ráp cách lò phản ứng vài trăm mét, sau đó mất 2 tuần mới được kéo đúng vào vị trí.

Trong thời gian tới, công nhân sẽ tiếp tục sử dụng cần cẩu điều khiển từ xa bên trong mái vòm để làm nó kín hơn, đảm bảo khi hoàn công vào tháng 11-2017, cấu trúc sẽ “chôn” lò phản ứng trong ít nhất 100 năm.

Một buổi lễ được tổ chức hôm 29-11 với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, các nhà ngoại giao và công nhân để chào đón sự ra mắt công trình mới.

Tại buổi lễ, ông Poroshenko vinh danh những công nhân Chernobyl đã không quản ngại nguy hiểm (mức độ bức xạ cao tại hiện trường) để hoàn tất công trình.

Lò phản ứng số 4 sau thảm họa. Ảnh: REUTERS

Lò phản ứng số 4 sau thảm họa. Ảnh: REUTERS

Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 tại Chernobyl xảy ra vào tối 26-4-1986, đến nay đã được hơn 30 năm. Khoảng 50 người thiệt mạng do hậu quả trực tiếp từ việc rò rỉ phóng xạ nhưng đáng sợ hơn, các chuyên gia y tế cảnh báo ít nhất 4.000 người sẽ chết sớm do nhiễm xạ. Thêm vào đó, hơn 200.000 người đã được sơ tán sau khi vụ nổ xảy ra.

Hàng ngàn người dân sống quanh khu vực hiện vẫn bị ảnh hưởng. Trong phạm vi 32 km tính từ hiện trường đã bị cách ly nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Giám đốc bộ phận hạt nhân của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) Vince Novak cho biết vòm thép mới sẽ loại bỏ những rủi ro còn tồn tại sau thảm họa vì hàng tấn uranium vẫn còn ở hiện trường. Ngoài ra, chất lỏng phóng xạ có thể thấm vào nguồn nước nhưng vòm thép với khả năng chống thấm sẽ loại bỏ nguy cơ này.

P.Nghĩa (Theo The Guardian, Mirror, CBS News)

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.