Ngáp

Đa phần mọi người đều cho rằng ngáp giữa chốn đông người thật là bất lịch sự. Tuy nhiên, đây chỉ là một cơ chế phòng vệ đơn giản của cơ thể để giúp làm mát não bộ mà thôi. 

Theo một nghiên cứu khoa học thì khi nhiệt độ não bộ tăng lên, ngáp có thể là một cơ chế tự nhiên làm mát não vì khi đó, một dòng máu lạnh được gửi tới não giúp duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thần kinh trung ương. 

Vậy nên, lần tới nếu thấy ai đang ngáp khi bạn đang nói chuyện thì cũng đừng cảm thấy khó chịu nhé!

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 1.

Hắt xì

Thông thường, chúng ta hắt xì khi môi trường xung quanh có nhiều bụi, phấn hoa, bột ớt hay có gì vướng víu trong mũi. Và hắt xì là cách để cơ thể tống khứ những thứ này ra xa. 

Các nhà khoa học đã dùng máy chụp ảnh Laser để chụp lại ảnh hắt xì hơi và phát hiện ra rằng, khi hắt xì, trong miệng sẽ bay ra hàng ngàn hạt nước nhỏ li ti, mang theo cả những vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 2.

Vươn vai

Theo bản năng, chúng ta vươn vai khi cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, lừ đừ hay buồn ngủ. Vươn vai là một phản xạ của cơ bắp phản ứng với mệt mỏi và stress, giúp làm mới cơ thể. Đồng thời, vươn vai cũng giúp làm căng cơ, phục hồi lưu lượng máu và cải thiện tâm trạng.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 3.

Cơ thể bỗng dưng giật mạnh khi đang ngủ

Có lẽ rất nhiều người từng gặp hiện tượng này nhưng lại không biết lý do vì sao. Nó có tên tiếng Anh là myoclonic jerk được mô tả là khi cơ thể đang ngủ say thì bỗng dưng giật mạnh kèm theo cảm giác hụt chân.

Nguyên nhân là do khi chúng ta bắt đầu ngủ, nhịp thở sẽ giảm xuống, nhịp tim chậm lại và cơ thể bắt đầu thả lỏng. 

Điều lạ lùng là những biểu hiện ấy lại được não bộ "hiểu" là dấu hiệu của cái chết và "nó" cố gắng cứu chúng ta bằng cách làm chúng ta giật mình, choáng váng. 

Các bác sỹ cũng khẳng định rằng khi ngủ, cơ thể bỗng giật mạnh là hiện tượng hết sức bình thường và không cần phải quá lo lắng.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 4.

Ngón tay nhăn nheo khi ngâm nước

Khi tay và chân của chúng ta bị ngâm trong nước, các nếp nhăn sẽ dần dần hình thành ở đầu ngón tay và ngón chân. Trước đó, các nhà khoa học từng tin rằng, hiện tượng nhăn đầu ngón tay, chân khi ngâm nước là do lớp da ngoài cùng hấp thụ và căng phồng nước.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất thì hiện tượng này là do khi cơ thể nhận thấy độ ẩm môi trường gia tăng và nó hiểu rằng đây có thể là môi trường trơn trượt nên hệ thần kinh chủ động kiểm soát việc nhăn da bằng cách co rút các tế báo dưới da tạo thành các nếp nhắn ở đầu ngón tay và ngón chân, giúp chúng ta nắm hoặc bám tốt hơn vào bề mặt trơn trượt đó. 

Điều này được ví von giống như là lốp xe có rãnh khía sẽ bám đường tốt hơn.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 5.

Mất trí nhớ

Mất trí nhớ thường xảy ra sau khi chúng ta phải trải qua những giây phút kinh hoàng nhất. Não bộ khi đó tự xóa những ký ức đáng s ấy khỏi bộ nhớ.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 6.

Nổi da gà

Khi cơ thể bị lạnh hoặc cảm thấy sợ hãi, toàn bộ chân lông tự co thắt lại thì sẽ xuất hiện hiện tượng nổi da gà. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giữ ấm khi gặp thời tiết lạnh hoặc để uy hiếp kẻ thù khi sợ hãi.

Nước mắt

Ngoài tác dụng bảo vệ màng nhầy của mắt khi có vật thể lạ xâm nhập vào, nước mắt cũng được xem là vũ khí lợi hại nhất xét về phương diện tình cảm. 

Các nhà khoa học tin rằng trong các tình huống căng thẳng, cơ thể con người tự tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ nhằm đánh lạc hướng bản thân khỏi nỗi đau mà họ đang gặp phải. Và đó là khi chúng ta rơi nước mắt.

Bạn có biết rằng ngáp, hắt xì hay nổi da gà... chỉ là những cách phòng vệ tự nhiên của cơ thể? - Ảnh 7.
Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.